Xã Đắc Sở (Hoài Đức) hiện có 148ha đất canh tác, trong đó có trên 80ha cấy lúa, nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, từ năm 2002, xã đã vận động bà con nông dân đưa cây cam Canh, bưởi Diễn về trồng tại địa phương.
Mặc dù mới xuất hiện khoảng 5- 6 năm trở lại đây song nghề nuôi rắn ở xã Tứ Xã (Lâm Thao-Phú Thọ) hiện đang phát triển khá mạnh mẽ. Ban đầu chỉ có vài hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, thử nghiệm là chính; sau do nhận thấy nuôi rắn không khó, lại cho lợi nhuận tương đối cao nên ngành nghề mới mẻ này đã ngày càng được nhiều hộ tham gia. Đến nay toàn xã đã có hơn 300 hộ nuôi rắn với khoảng 20.000 con, mỗi năm đem lại giá trị thu nhập hàng tỷ đồng.
Xã Liên Châu (Thanh Oai - Hà Tây) vốn là vùng đất trũng, lại xa trung tâm huyện, không có các tuyến đường giao thông lớn chạy qua nên phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Xã Nhị Quí thuộc huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, từ lâu nổi tiếng là vùng trái cây đặc sản với các loại nhãn chất lượng thơm ngon, hơn hẳn các vùng miền khác. Quả nhãn to, nhỏ hột, cơm dày, mỏng vỏ. Đặc biệt, nhãn Nhị Quý còn ra quả trái vụ nên có lợi thế cạnh tranh.
Chưa đầy một năm, xã Đồng Tiến (Khoái Châu - Hưng Yên) đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, giúp bà con yên tâm sản xuất: “Để thực hiện thành công phong trào, cán bộ không được tư lợi, phải dân chủ, công bằng" - ông Hoàng Xuân Hiệu, Chủ tịch UBND xã cho biết.
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế), diện tích đất nông nghiệp của Hồng Hạ chỉ chiếm 1,2% diện tích tự nhiên nên đời sống người dân rất khó khăn. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở đây tới trên 50%. Dự án "Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm" do T.Ư Hội NDVN triển khai tại Hồng Hạ từ năm 2004 đã giúp nhiều hộ ổn định cuộc sống.
Đó là mô hình trồng lúa đông xuân và khoai môn hè thu của anh Dương Văn Cảnh ở ấp Khánh Nghĩa, xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp với diện tích 1,5 ha đã cho lợi nhuận trong năm gần 150 triệu đồng, đó là nhờ biết chuyển đổi cây trồng từ lúa hè thu sang trồng khoai môn để né rầy cho lợi nhuận rất cao.
Từ đầu năm nay, huyện Hà Quảng (địa phương có tỷ lệ nghèo đói nhất tỉnh) bắt đầu triển khai mô hình 2 cây + 1 con (cây lạc, cây thuốc lá + con bò) để nâng cao hệ số và giá trị sử dụng đất, hình thành tập quán sản xuất mới, góp phần giảm nhanh số hộ đói nghèo ở địa phương.
Lần theo những chủ trang trại chăn nuôi dê cừu, len lỏi giữa những vùng đồi núi nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) chừng 20 km, địa danh Chà Vum, núi Ngỗng, núi Một là một trong những bản địa được xem là vùng kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc có sừng của tỉnh Ninh Thuận.
Những năm trở lại đây, chính quyền xã Thanh Bình (Chợ Mới) đã nỗ lực nhiều trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người nông dân xoá đói giảm nghèo. Một trong những cố gắng đó là việc đưa cây dưa chuột vào trồng đã đem lại hiệu quả rõ rệt.