00:00 Số lượt truy cập: 2684442
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Vị đắng vải thiều Thanh Hà

Với người dân Thanh Hà, cây vải như cây... "vàng"! Người ta thường hỏi thăm nhau về diện tích vườn vải, về số lượng gốc cây để "đo" sự giàu có. Nhưng người dân Thanh Hà vẫn chịu bao cay đắng, đổ bao mồ hôi và cả... nước mắt trên cánh đồng vải! Lại một mùa vải về...!


Thêm một bài học về kiểu làm ăn theo phong trào

Ngày 2-5, cá tra nguyên liệu tại Cần Thơ, An Giang chỉ bán được với giá 14.800 đồng/kg. Còn tại Đồng Tháp và Sóc Trăng, các doanh nghiệp chế biến chỉ mua với giá 14.000-14.500 đồng/kg. Đây là đợt rớt giá thứ ba liên tiếp sau khi giá cá tra đạt mức kỷ lục 17.800 đồng/kg trong tháng trước. Theo các nhà xuất khẩu, nguyên nhân cá tra rớt giá là do thị trường các nước châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu giảm nhu cầu tiêu thụ. Với mức giá cá tra, cá basa nguyên liệu như trên người nuôi chỉ huề vốn, thậm chí lỗ, nhất là đối với số người mới đầu tư sau cơn “sốt giá” tháng trước, bởi vì các chi phí từ việc thuê mua mặt bằng đào ao, thức ăn, thuốc men phục vụ cho việc nuôi cá đều tăng.


Tân Hưng và những mùa quả ngọt

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái đã giúp đời sống kinh tế - xã hội xã Tân Hưng (Cái Bè - Tiền Giang) thay đổi rõ rệt. Đây là kết quả của tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, từng bước hình thành lối làm ăn quy mô lớn. 


Ninh Bình: Xã Yên Thắng giàu lên từ mô hình kết hợp lúa+ cá

Nhiều năm qua, đời sống của người dân xã Yên Thắng (thuộc vùng núi, xung quanh là những cánh đồng chiêm trũng của huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình) vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, đời sống của nhân dân trong xã đang đổi thay nhanh chóng, nhờ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo hướng đi đúng và đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lúa+cá.  


Nông dân huyện Bắc Quang (Hà Giang) có thể làm giàu từ cây Sưa

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển và bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh. Xác định được chủ trương đó, trong những năm qua ngoài việc phát triển và bảo vệ rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ... huyện Bắc Quang còn đặc biệt chú ý đầu tư đến việc trồng rừng kinh tế tại các hộ gia đình thông qua việc đưa một số loại cây có giá trị kinh tế vào phát triển vườn rừng, vừa có tác dụng tăng thu nhập cho các hộ gia đình vừa có tác dụng về phủ xanh đất trống đồi núi trọc.


Sủng Là(huyện Đồng Văn- Hà Giang) vượt khó xóa nghèo

Cũng như nhiều xã khác trong huyện, xã Sủng Là (Đồng Văn) cây ngô vẫn là cây chủ đạo trong kinh tế hộ và lương thực, vậy mà nếu đem chia bình quân diện tích trồng ngô, trong đó lẫn cả đá là 262ha cho 566 hộ trên địa bàn thì mỗi hộ chỉ được hơn 4.000m2, hơn nữa chỉ là đất 1 vụ.


Hiệu quả từ một mô hình liên kết sản xuất

Năm 1999, câu lạc bộ làm vườn ấp Thị tứ Vàm Xáng, xã Nhơn Nghĩa (Phong Điền – TP. Cần Thơ) được thành lập, với mục đích hỗ trợ nhau về kỹ thuật và phát triển kinh tế. Khi bệnh vàng lá gân xanh hoành hành trên cây có múi và không có thuốc trị, câu lạc bộ đã mạnh dạn chuyển từ trồng cam sang trồng nhãn. Nhờ biết học hỏi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau, đời sống các thành viên ngày càng ổn định, câu lạc bộ ngày càng phát triển.


Sóc Trăng: Trồng lúa đặc sản cho lợi nhuận cao

Đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thu hoạch được hơn 12.000 ha lúa hè thu sớm trên tổng diện tích gần 19.000 ha đã xuống giống vụ này với bình quân năng suất đạt khá cao 5,6 tấn/ha, như vậy cao hơn cùng kỳ năm trước 0,3 tấn/ha.


Tiền Giang: Trồng ngò gai thu lãi cao

Trong những năm gần đây, cây ngò gai đã trở thành cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần ổn định đời sống cho người dân ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo ( Tiền Giang). Nhiều hộ trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, tỉnh từ mô hình sản xuất cây ngò gai với lợi nhuận hàng năm từ 50 triệu đến 70 triệu đồng.  


Lào Cai: Lên Nậm Cang, vào làng gặp triệu phú

Toàn huyện Sa Pa (Lào Cai) có trên 90 trang trại nông lâm nghiệp thì riêng xã Nậm Cang đã có tới 55 trang trại. Trang trại có quy mô nhỏ nhất là 1 ha, lớn nhất là 20 ha. Các trang trại lâm nghiệp ở Nậm Cang chủ yếu là trồng thảo quả và chăn nuôi đại gia súc. Thu nhập cao nhất của trang trại trong năm qua đạt 200 triệu đồng, thấp nhất cũng thu 60 triệu đồng/năm.  


<< < 189 190 191 192 193 >