00:00 Số lượt truy cập: 3206247

Làm giàu từ chăn nuôi gia súc và làm dịch vụ 

Được đăng : 03/11/2016

Anh Lò Ngọc Ánh, dân tộc Lào hội viên nông dân bản Trung tâm, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông là một trong những nông dân đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh Điện Biên.


Gặp anh ở Hội nghị “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” lần thứ VIII của tỉnh Điện Biên anh tâm sự: Năm 1980 tôi đi bộ đội tình nguyện sang đất bạn Lào, năm 1985 xuất ngũ về quê trong điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, bản thân tự hỏi làm gì để đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế gia đình góp phần làm giầu quê hương. Gia đình tôi có 5 nhân khẩu, nhưng chỉ có 2 lao động chính, những năm trước đây cuộc sống của dân tộc Lào nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung trên địa bàn xã tôi còn rất nhiều khó khăn, do phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp, canh tác du canh du cư ... làm cho tôi lúc nào cũng băn khoăn suy nghĩ và trăn trở làm sao cho gia đình mình thoát khỏi đói nghèo, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc điều đó đã thôi thúc bản thân tôi phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi từ đó chuyển hướng sản xuất, định canh, định cư bỏ tập quán canh tác cũ.

Nhờ có các chính sách của Đảng và Nhà nước đầu tư, hỗ tợ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như chương trình 134, chương trình 135, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao của tỉnh và nhiều chính sách khác đã làm tiền đề cho đồng bào quê tôi nói chung và gia đình tôi nói riêng phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo. Bản thân tôi tự động viên các thành viên trong gia đình khắc phục khó khăn, chăm chỉ lao động, tận dụng tối đa nguồn lực đất đai sẵn có để cải tạo diện tích đất nương rẫy thành ruộng nước để sản xuất ổn định, thâm canh tăng vụ; đồng thời tận dụng diện tích đất tự nhiên để phát triển chăn nuôi gia súc do vậy cuộc sống gia đình từng bước được ổn định.

Sau nhiều năm chăm chỉ lao động, chịu khó học hỏi kiến thức kỹ thuật qua các lớp tập huấn và thường xuyên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác trong quá trình áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt phát triển sản xuất, đến nay cuộc sống sinh hoạt của gia đình được nâng lên, các con đều được đi học và có nghề nghiệp ổn định, có kiến thức giúp gia đình phát triển kinh tế. Từ phát triển kinh tế theo hình thức nhỏ lẻ, gia đình tôi đã mạnh dạn vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 40 triệu đồng để đầu tư vào chăn nuôi sản xuất đến nay gia đình tôi đã có 100 con trâu, bò, 300 con dê mỗi năm bán ra thị trường từ 6 - 7 tạ thịt lợn.

Nhận thấy địa bàn dân cư đi lại khó khăn người dân trong bản mỗi khi đi chợ phải mất đến 10 - 30 km mới mua được hàng hóa về tiêu dùng, vì vậy tôi quyết định mở của hàng tạp hóa bán phục vụ cho nhân dân trong khu vực, một phần giúp cho bà cho không phải đi xa mua hàng và gia đình cũng được dùng những mặt hàng mua với giá gốc, có chất lượng để phục vụ cho sinh hoạt. Tổng thu nhập từ chăn nuôi và dịch vụ trừ chi phí đạt 100 triệu đồng/năm.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, gia đình tôi thường xuyên giúp đỡ những hộ gia đình nghèo, gặp nhiều khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm, đầu tư giống trâu, bò cho 9 hộ nghèo trong bản nuôi, bản thân thì bỏ giống còn hộ nghèo thì bỏ sức lao động và được sử dụng để cày, kéo khi sản xuất, khi trâu, bò sinh sản thì chia đôi quyền lợi.

Tuy đạt được những kết quả trong phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng, song bản thân anh vẫn nhận thấy mình, gia đình và bà con trong bản, trong xã vẫn chưa phát huy hết tiềm năng nội lực của chính mảnh đất quê hương mình đó là đất đai, là phát triển rừng, phát triển chưn nuôi đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Để khai thác hiệu quả những tiềm năng đó rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về các chính sách phù hợp, thiết thực trên tùng khu vực, từng lĩnh vực để những người nông dân có điều kiện tiếp tục phát triển sản xuất không những thoát nghèo mà còn làm giàu hiệu quả.