00:00 Số lượt truy cập: 3229091

Làm giàu từ mônh hình tổng hợp VAC 

Được đăng : 03/11/2016
Tận mắt chứng kiến những hàng bạch đàn cao vút xen lẫn các loại cây ăn quả, ao hồ vườn tược mới thấy hết được sự đơm hoa kết trái của mô hình VAC mà gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đang nỗ lực tạo dựng từ nhiều năm nay.

Năm nay tròn 30 tuổi ngày ngày cùng cha mẹ chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng của gia đình mình. Với diện tích hơn hai mẫu, năm 1998 bố mẹ Tuấn đã xây dựng tôn tạo quy hoạch gọn gẽ, phân khu biệt lập cho từng con nuôi, cây trồng, cụ thể: Xung quanh trang trại trồng 1 trăm gốc bạch đàn để tạo bóng mát và bảo vệ khoanh vùng diện tích mô hình. Đào 3 ao thả cá, trong đó dành 2 ao nhỏ để thả cá giống phục vụ cho việc nuôi cá thương phẩm ở diện tích ao lớn với các loại cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép đạt sản lượng trên 2 tấn cá mỗi năm. Khu nuôi lợn được xây dựng kiên cố và chia nhỏ thành nhiều ô cho từng giai đoạn tuổi của lợn. Gia đình anh Tuấn hiện đang nuôi 11 con lợn nái lai kinh tế, đẻ 2 lứa/năm với số lượng trung bình 12 con giống/nái/lứa, cho thu về chục tấn lợn thương phẩm/năm, anh Tuấn cho biết: Chỉ cho lợn con ăn cám công nghiệp ở giai đoạn đầu, sau đó chủ yếu cho ăn theo phương pháp truyền thống bằng cám gạo trộn bèo tây hoặc trộn với các loại raum, giúp giảm chi phí rất nhiều trong việc đầu tư thức ăn, vì giá 1kg cám công nghiệp trung bình 8000 đồng nhưng cám gạo chỉ 5000 đồng. Mẹ Tuấn cũng cho biết thêm: 3 lao động chính trong gia đình phân công rõ trách nhiệm mỗi người phụ trách 1 đối tượng con nuôi để có thời gian và tập trung chuyên sâu cụ thể vào loại con nuôi như chuyên lợn, chuyên gà, chuyên cá. Làm như thế sẽ giám sát và chăm sóc chu đáo, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả con nuôi. Hàng năm gia đình Tuấn còn nuôi trung bình 300 ngan đẻ để lấy trứng bán cho các lò ấp thành con giống với giá bán từ 6000 -7000 đồng/quả. Theo gia đình đây cũng là một con nuôi cho hiệu quả rõ nét vì mức chi phí vào nó không nhiều, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, ngay cả khi chu kỳ sau một năm hết tuổi đẻ, có thể phá đàn bán thương phẩm cũng cho giá “hời” đập tiền vào vốn đầu tư thay thế loạt giống ngan đẻ mới. Bên cạnh những nguồn thu chính, gia đình còn tranh thủ thu nhập từ các loại cây ăn quả như đu đủ, chuối từ 4-5 triệu đồng/năm.
Anh tâm sự: Cứ thu hoạch đến đâu gia đình lại gối vào cái mới, đầu tư con giống, tiếp tục quy hoạch cải tạo để mô hình khang trang và hoàn thiện hơn nữa. Tự ngẫm ngoài những doanh thu như đã kể, giá trị lớn còn nằm ẩn ở những gốc bạch đàn, cây cảnh vì hiện nay chưa đến thời điểm thích hợp để bán.