00:00 Số lượt truy cập: 2660287

Những người dân tộc thiểu số lám ăn giỏi 

Được đăng : 03/11/2016

Có những tấm gương điển hình tiến tiến trong đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên. Họ những người tích cực trong các phong trào phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của tỉnh.


Chị Lương Thị Cảnh, người dân tộc Nùng, xóm Làng Thượng, xã Phú Thịnh (Đại Từ) là một trong những người như thế. Năm 1987, sau khi lập gia đình được 1 năm, vợ chồng chị ra ở riêng với bề bộn khó khăn. Phải mất 20 năm sau, vợ chồng chị mới xây dựng được mô hình VAR (vườn, ao, rừng). Từ mô hình này, cuộc sống của gia đình chị đã có nhiều thay đổi mỗi năm cho thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng, tạo việc làm cho từ 8 đến 10 người, với mức lương bình quân 1,2 triệu đồng/người/tháng. Năm 2006-2008, chị được UBND tỉnh tặng Bằng khen nông dân sản xuất kinh doanh giỏi... Không chỉ biết lo cho gia đình mình, chị Cảnh còn tích cực giúp đỡ bà con trong xóm về kinh nghiệm sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi... Nhờ đó một số hộ lân cận được chị giúp đỡ cũng từng bước ổn định cuộc sống.

Ông Trương VĂn Lự trưởng bản người Mông Trung Sơn,  Quang Sơn, Đồng Hỷ hướng dẫn bà con trong bản trồng ngô giống mới
Ông Trương VĂn Lự trưởng bản người Mông Trung Sơn, Quang Sơn, Đồng Hỷ hướng dẫn bà con trong bản trồng ngô giống mới

 Chị Cảnh là một trong hàng nghìn những nông dân người dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phong trào làm giàu trên quê hương.
Còn với ông Triệu Văn Bắc, người dân tộc Dao, xã Định Biên (Định Hoá) được bà con bầu làm Trưởng xóm từ 8 năm nay. Ở cương vị Trưởng xóm, ông Bắc tích cực cùng các đảng viên trong Chi bộ vận động nhân dân tham gia phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; phong trào đưa giống mới vào sản xuất. Vì thế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, để có nơi cho bà con hội họp, ông Bắc đã vận động bà con trong xóm đóng góp xây dựng được 1 nhà văn hoá. Khi thấy trẻ em trong xóm đến trường phải lội qua khe suối, mùa mưa nước chảy xiết, ông lại vận động bà con đóng góp được hơn 10 triệu đồng để xây dựng hoàn thành cây cầu bê tông. Rồi, khi Nhà nước thi công tuyến đường vào Khu di tích Lịch sử hầm 5 cửa (nơi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng sống và làm việc), ông lại đến từng nhà vận động bà con hiến được hơn 3.000 m2 đất để làm đường giao thông.