Trong các vụ dứa trước đây, ND luôn phải than vãn vì tình trạng bất cập, nhiêu khê trong thu mua sản phẩm, rải vụ; trong hỗ trợ phân và giống cho người trồng dứa… (NTNN đã có bài phản ánh ở số ra ngày 27-7), thì vụ dứa này nhà máy dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An đang nợ ND (bao gồm các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghĩa Đàn) trên 7 tỷ đồng tiền dứa quả.
Tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành đăng ký thương hiệu cho mía tím. Đây là giống mía dùng để ăn tươi, thân màu tím, có bị ngọt đặc thù rất được ưa chuộng trên thị trường, đang được trồng tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phòng Dân tộc - Tôn giáo huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ngày 9-12 cho biết, cơ quan này vừa giải ngân hơn 1,9 tỷ đồng nguồn vốn trợ giá, trợ cước của Chính phủ cho hộ dân tộc Khmer nghèo trong huyện phát triển sản xuất.
Đến ngày 7/12/2006, toàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống được trên 95.000 ha lúa vụ đông xuân, đạt trên 47% kế hoạch. Trong đó, huyện đầu nguồn Tân Hồng xuống giống đạt trên 70% diện tổng diện tích, Hồng Ngự 56%, Lấp Vò 56%, Tháp Mười 60%. Hiện nay, đang là thời điểm triều cường nên việc xuống giống tạm dừng, nông dân đang tích cực vệ sinh đồng ruộng, gia cố bờ vùng, đê bao để chuẩn bị xuống giống đợt 2 (đợt dứt điểm) bắt đầu từ giữa tháng 12.
Gần 60 ha rau củ cải vụ đông các xã: Vũ An, Vũ Lễ, Vũ Lạc, Bình Nguyên, Quang Trung... (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã bị chết hoặc bạc lá do mắc "bệnh lạ". Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chưa xác định được là bệnh gì. Ông Phạm Văn Nhạc - Phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình cho biết: Đây là năm đầu tiên rau củ cải bị bệnh này và thiệt hại đến nay ước tính khoảng 1 tỷ đồng.
Tỉnh Hà Tây có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước, nhưng do tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh (PCDB), quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm tươi sống trên thị trường, nên dịch bệnh gia cầm không tái phát và không để xẩy ra tình trạng mầm bệnh lây lan.
Trong vài năm gần đây, nông dân huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã áp dụng mô hình nuôi cá luân canh, xen canh trong ruộng lúa khá hiệu quả. Qua thực tế, mô hình sản xuất này đang mang tính bền vững cao, vừa gia tăng lợi nhuận lại vừa cải thiện môi trường, giảm sâu bệnh trên cây lúa...
11 tháng năm 2006, sản lượng thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng đạt 23051 tấn, giá trị đạt 378,2 tỷ đồng, bằng 89,3% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 9616 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; nuôi trồng nước ngọt đạt 3655 tấn, nước mặn lợ 9780 tấn.
Năm nay, sản lượng chè khô đã qua chế biến của tỉnh Hà Giang đạt 5.600 tấn, tăng 1,82% so với năm 2005.Các vùng chè của tỉnh gặp nhiều khó khăn, có tới 12.533 ha/14.664 ha chè đang cho thu hái bị khô hạn khi bước vào thu hái chè vụ I (vụ xuân) do đó không thu hoạch được; khi bước vào mùa mưa trên 1.000 ha chè của các huyện vùng cao Hoàng Su Phì, Xín Mần bị mưa đá, gió lốc làm gẫy cành, dập lá, nát búp.
Vụ đông năm nay, xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương có khoảng 300 mẫu dưa hấu, còn lại là cây củ đậu, dưa chuột, dưa gang, dưa lê, cà chua và các loại rau cao cấp khác.