00:00 Số lượt truy cập: 3228250
Tin địa phương

Kon Tum: sẽ trồng mới 1.000 ha cà phê tại tỉnh Chămpsak - Lào

Ông Hoàng Trung Qúy, Giám đốc Công ty cà phê Đắk Uy (Kon Tum) cho biết: Công ty và Tổng Công ty cà phê Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với lãnh đạo tỉnh Chămpasak (Lào) để thuê đất trồng 1.000 ha cà phê. Lãnh đạo tỉnh Chămpasak khẳng định, chương trình trồng cà phê của Tổng Công ty cà phê Việt Nam trên đất Lào nói chung và tại tỉnh Chămpasak nói riêng phù hợp với chương trình hợp tác kinh tế của Chính phủ hai nước Việt Nam- Lào và của tỉnh Chămpasak trong giai đoạn 2006-2010.


Trù phú Chư Sê

Ngã ba Cheo Reo, nơi giao điểm hai quốc lộ 14 và 25, bây giờ là khu vực dân cư khá sầm uất. Dọc hai bên quốc lộ đang mọc lên nhiều ngôi nhà hiện đại, ẩn mình bên những vườn tiêu xanh bạt ngàn. Ðó là một phần của Chư Sê hôm nay.


Người phụ nữ Tày làm kinh tế giỏi

Đến xã Khai Trung, huyện Lục Yên (Yên Bái), hỏi thăm chị Hoàng Thị Bướm - dân tộc Tày ở thôn 3, mọi người dân trong xã ai cũng đều biết. Họ biết đến chị không phải nổi tiếng là một gia đình hội viên làm kinh tế giỏi trong xã, mà còn bởi chị là một người sống có tình nghĩa với bà con hàng xóm cũng như chị em trong Hội phụ nữ xã.


Tiền Giang: Nhiều nông dân lại bị thiệt hại vì bắp không trổ cờ, không có hạt

Ông Nguyễn Văn Thinh, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cho biết: Hiện nay, vùng chuyên canh bắp của huyện ở các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Thanh Bình, Bình Phan lại bị bệnh sọc mờ lá (cây không trổ cờ, có trái thì trái không hạt), gây thiệt hại nặng cho nông dân. Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Nông nghiệp huyện, hiện có gần 100 ha/520 ha bắp- chủ yếu là giống Wax44 và Suga 75 của Công ty Sygenta bị bệnh sọc mờ lá.


Nghệ An: Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Thanh Chương

Theo kế hoạch, trong hai năm 2006 đến 2007, huyện miền núi Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) sẽ tiếp nhận ổn định cuộc sống cho 2.342 hộ với hơn 12.000 nhân khẩu đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú tại 26 bản, 5 xã (huyện Tương Dương) về định cư tại 4 xã: Hạnh Lâm,Thanh Hương,Thanh Mỹ, Thanh Thịnh ( huyện Thanh Chương), nhưng đến nay mới có 2 xã Thanh Hương và Hạnh Lâm tiếp nhận được 536 hộ đồng bào.


An Giang: Sẽ thành lập Hội nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh

Phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh được khởi xướng từ năm 2000 và đến nay diện tích nuôi tôm càng xanh trong toàn tỉnh đạt 717 ha. Qua 6 năm phát triển, phong trào nuôi tôm càng xanh đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về vốn, hạ tầng kỹ thuật và thị trường tiêu thụ.


Hà Tây: khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng rau an toàn

Tỉnh Hà Tây có trên 3.000ha đất trồng rau chuyên canh; sản phẩm rau không những tiêu thụ trong tỉnh mà còn cung ứng cho thị trường Hà Nội tới 1/3 số sản lượng rau tươi của các địa phương trong tỉnh sản xuất ra. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện từng bước mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn và đã xây dựng những mô hình sản xuất rau an toàn. Tỉnh đã giúp đỡ 16 hợp tác xã, thuộc 7 huyện, thị xã xây dựng được 19 điểm sản xuất rau an toàn theo qui mô tập trung với tổng diện tích 610 ha; qua đó nhằm tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng nền nếp canh tác có trách nhiệm với sản phẩm hàng hoá cuả mình khi đưa ra thị trường tiêu thụ.


Hà Nam tập trung nguồn lực sản xuất vụ đông xuân năm 2006 -2007

Tỉnh Hà Nam đang chỉ đạo các ngành chức năng tập trung các nguồn lực giúp nông dân chủ động trong sản xuất vụ đông xuân, trong đó tập trung kiểm tra chặt chẽ các loại giống cây, con nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.


Nghệ An: Thời tiết không thuận nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng

Năm 2006, mặc dầu thời tiết cả 3 vụ sản xuất đông xuân, hè thu và thu mùa ở Nghệ An đều diễn biến hết sức phức tạp nhất là 2 vụ đông xuân và thu mùa liên tiếp gặp hạn hán, bão lụt^, nhưng với nỗ lực phấn đấu của nông dân toàn tỉnh nên sản lượng lương thực vẫn đạt 1,142 triệu tấn vượt kế hoạch và tăng trên 10 vạn tấn so với năm 2005.


Huyện Thốt Nốt dẫn đầu ĐBSCL về chế biến gạo xuất khẩu

Huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ dẫn đầu các huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long về chế biến gạo xuất khẩu với công suất 2.500 tấn/ngày. Huyện có 19 đơn vị chế biến vừa đầu tư 30 tỉ đồng lắp đặt mới dây chuyền đánh bóng gạo, băng tải tự động giúp xuất nhập hàng nhanh, thay thế máy chạy bằng nhiên liệu sang dùng điện và thiết bị hút lúa, lọc bụi giảm thiểu ô nhiễm không khí...


<< < 313 314 315 316 317 > >>