00:00 Số lượt truy cập: 2671018
Tin địa phương

ĐBSCL tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương thuộc vựa lúa Đồng bằng Cửu Long đang xúc tiến những nỗ lực chuyển dịch cơ cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng chú trọng tính chuyên canh và nâng cao chất lượng sản phẩm.


Hà Tây- Tăng cường các biện pháp ngăn chặn bệnh lợn tai xanh

Thời gian gần đây, bệnh dịch lợn tai xanh đã xuất hiện ở một số tỉnh làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi ở những địa phương trên.


Bắc Giang: Lạng Giang phát triển nghề chế biến lâm sản

Lạng Giang là huyện miền núi thấp có hơn 4.500 ha đồi rừng trong đó có cả rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn. Hầu hết diện tích đồi rừng của huyện đã được phủ xanh bằng cây ăn quả, cây lấy gỗ như: bạch đàn, keo lai và một số cây bản địa khác.  


Trà Vinh: Nước mặn đe dọa nhiều vườn cây ăn trái

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh, những ngày qua, nước mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào đất liền của tỉnh từ 40 - 50km. Độ mặn đo được tại Cầu Quan (Tiểu Cần) 8,3%o, cao hơn cùng kỳ 1 %o; tại Vàm Trà Vinh 9,5%o, cao hơn cùng kỳ 2%o.  


Huyện Văn Lâm, Khoái Châu: Hàng nghìn con lợn nhiễm bệnh rối hô hấp và sinh sản được điều trị khỏi

Huyện Văn Lâm là địa phương phát hiện bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản trên đàn lợn đầu tiên của tỉnh. Đến nay 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có đàn lợn mắc bệnh, với tổng số gần 2.600 con lợn bị nhiễm bệnh. Số lợn chết là 228 con.  


Bình Định: Chủ động ứng phó với hạn hán, sâu bệnh

Ngày 27-4, Sở NN-PTNT có công văn gởi UBND các huyện, thành phố về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2007 trong điều kiện nắng hạn kéo dài. 


Phú Thọ: Thanh Sơn phát triển mạnh cây chè

Xác định chè là cây kinh tế mũi nhọn, thời gian qua huyện Thanh Sơn đã đẩy mạnh trồng mới và cải tạo thâm canhlàm tăng cả diện tích, năng suất, sản lượng chè. Năm 2004 trên địa bàn có 3.747ha chè các loại, trong đó có 2.850ha chè kinh doanh; đến hết năm 2006 diện tích đã nâng lên 3.900ha, trong đó có 3.500ha chè kinh doanh tăng gần 1.000ha so với năm 2002.  


Những khó khăn trong công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng ở tỉnh Bắc Kạn

Có thể nói, Bắc Kạn là một trong những tỉnh có có nguy cơ cao về dịch lở mồm long móng. Chỉ riêng năm 2006, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra ba đợt bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Trong năm 2007 này, công tác phòng chống dịch bệnh trên lại gặp khá nhiều khó khăn.


Giúp nông dân học cách làm theo khoa học: Nhìn từ mô hình Tả Lủng

Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của các huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp và chăn nuôi ở đây quả là một bài toán nan giải. Việc lựa chọn cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng, đang là một yêu cầu bức bách đối với các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng cho dân cư các huyện vùng cao núi đá ở tỉnh này.


Thị xã Bắc Kạn: Xuất hiện rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa trên diện rộng

Hiện nay, trên các cánh đồng của thị xã Bắc Kạn rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa đều xuất hiện và phát triển mạnh. Giống lúa bị nhiễm rầy chủ yếu là giống lúa lai, lúa thuần có nguồn gốc từ Trung Quốc, lúa nếp…


<< < 340 341 342 343 344 > >>