Đó là sáng kiến của ông Đỗ Đức Quang, ở số nhà 216, đường Trường Chinh, phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ông Quang đã tự chế tạo ra chiếc máy xới đào bồn cà phê thay thế cho 10 công lao động mỗi ngày.
Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, có tiểu khí hậu khác xa với các tình đồng bằng. Mùa khô ẩm độ quá thấp, mùa mưa lại quá cao. Biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch quá lớn (khoảng 150C). Trong khi đó máy ấp trứng sản xuất đại trà, cũng như phương pháp úm gà con từ trước tới nay không phù hợp với giống gà ta ở Tây Nguyên. Kỹ sư Phạm Văn Long đã có sáng kiến: “Cải tiến máy ấp trứng và phương pháp úm gà con cho phù hợp với giống gà ta ở Tây Nguyên”. Đây là giải pháp nâng cao khả năng ấp trứng và gây giống gà ta trên địa bàn Tây Nguyên.
Đến thăm nhà anh Trịnh Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hoà (Dầu Tiếng, Bình Dương), tôi thấy gần chục chiếc tủ lạnh, tủ làm mát cũ, để ngổn ngang trong một cái xưởng nhỏ ngay trước cửa nhà.
Theo chỉ dẫn của anh Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Trung (Bình Sơn - Quảng Ngãi), chúng tôi tìm đến nhà anh Võ Công Khánh (45 tuổi) ở đội 2, xóm Tăng Lộc, thôn Phú Lộc để tận mắt thấy chiếc máy tuốt lúa đa năng do anh một nông dân mới học hết lớp 7 cải tiến thành công. Sản phẩm này đã được giới thiệu tại Hội thi nhà nông đua tài do Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
Là thợ cơ khí, những chương trình về khoa học, sáng chế trên truyền hình cũng như báo chí luôn được anh Lê Văn Sơn ở ấp Cấp Rang, xã Suối Tre (thị xã Long Khánh - Đồng Nai) quan tâm, theo dõi. Những gì học hỏi được, anh luôn tìm cách vận dụng vào thực tế và anh đã sáng chế ra máy cho tôm, cá ăn bán tự động.
Là nông dân “thứ thiệt” nhưng ông Năm Nhã (SN 1957, ở khóm Bình Đức 5, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã mày mò sáng chế máy sấy lúa giúp nông dân giảm thất thoát sau thu hoạch.
Cá chim trắng là loài cá nước ngọt có nguồn gốc tại vùng Amazon thuộc Nam Mỹ, du nhập vào nước ta từ năm 1998. Cá chim trắng có chất lượng thịt ngon, là loài ăn tạp, dễ nuôi và chóng lớn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên do nguồn gốc xuất xứ và môi trường sống khác nên việc nhân giống cá chim trắng là một kỹ thuật khó. Vậy mà, có một người nông dân đã nhân giống thành công loài cá này. Đó là ông Đồng Văn Vơn ở xã Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Để thu hoạch 1ha đay theo phương pháp thủ công, cần tới 25 lao động làm việc trong 2 giờ. Máy thu hoạch đay này cùng thời gian chỉ cần 1 người điều khiển máy và 4 lao động bó đay, tiêu hao từ 6-8 lít nhiên liệu.
Tận dụng những bộ máy cũ lấy từ xe gắn máy, một chiếc xe đa năng vừa có thể phun thuốc trừ sâu, sạ lúa, bón phân, vừa cắt được gốc rơm rạ, thu gom rác,… đã ra đời.
Tác giả của chiếc máy này là anh Trần Văn Bê, ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Sau thời gian tự mày mò nghiên cứu, anh Bê đã sản xuất thành công chiếc máy xúc lúa rất hiệu quả, được nhiều nông dân trong khu vực đặt hàng.