00:00 Số lượt truy cập: 2667691

Hội viên nông dân chế tạo “Túi khống chê bụi cà phê” bảo vệ môi trường. 

Được đăng : 02/11/2020

bui

Bụi cà phê khi vào vụ

Trong nhiều năm qua, việc phát triển cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế hết sức to lớn cho người nông dân nhiều vùng trên cả nước nói chung và bà con ở Lâm Đồng nói riêng. Tuy nhiên điều đáng nói là trong quá trình thu hoạch, sơ chế bảo quản nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường, nhất là trong quá trình phơi, xấy và xay hạt tạo lượng bụi khổng lồ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của bà con. Bụi cà phê là một ám ảnh không nhỏ với mọi người, nhất là khi xay hạt cà phê thành bột thành phẩm.

Anh Nguyễn Chính Tâm và gia đình cũng nằm trong “vùng bụi cà phê”, hai bên của đường dài quốc lộ 55 chạy qua xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và nhiều tuyến đường liên thôn chỉ chừng vài trăm mét đã có tới hơn chục chiếc máy xay xát cà phê hoạt động. Tất cả đều chĩa ống xả vỏ ra phía mặt đường. Khoảng cách từ nơi đặt máy không xa đường là mấy nên bụi, đất từ cà phê khô bao trùm khắp một đoạn đường dài.Khi chạy xe ngang qua các điểm xay cà phê trên các tuyến đường nỗi kinh hoàng đối với mọi người. Mặt khác, cà phê chỉ là cây công nghiệp được thu hoạch theo mùa và hoạt động xay xát cũng diễn ra tương tự, cho nên các ngành chức năng ít quan tâm đến vấn đề ô nhiễm mà nó gây ra.

          Ngoài làm cà phê như đa số các hộ bà con nơi đây, anh Tâm còn có thêm nghề cơ khí để phục vụ hàng trăm chiếc máy nông cụ phục vụ từ việc thu hoạch, vận chuyển, rang xay, sơ chế cà phê… Bản thân thấm thía và cũng thấu hiểu được nỗi khổ của mọi người, anh có suy nghĩ và bắt tay ngay vào việc chế tạo một loại máy móc gì đó có thể xử lý được vấn đề bụi cà phê. Từ đó góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bà con nông dân cũng như chính gia đình mình, và nếu xa hơn nữa anh sẽ có một sản phẩm độc đáo để cung cấp cho nhu cầu của bà con làm cà phê trong và ngoài tỉnh.

Năm 2014, sau nhiều lần thí điểm dùng bạt phơi cà phê đậy ống xả lạinhưng bụi vẫn rò rỉ và thoát ra ra môi trường nhiều. Anh đã nghiên cứu nghĩ ra túi khống chế bụi vỏ cà phê bằng cách chọn vải bạt chất liệu nilon loại dẻo tốt, chuẩn bị dây xích sắt để viềng chân, dây dù và máy may, cắt tấm nilon ra, sau đó ghép các mảnh lại sao cho thành hình tròn chu vi đáy to hơn trên miệng để thoát bụi rất ít ra bên ngoài, phần lớn bụi, xác, bã, vỏ cà phê được giữ lại ủ làm phân hữu cơ. Qua khảo nghiệm thực tế, vừa làm vừa điều chỉnh, vừa tìm cách giải quyết những vấn đề chưa phù hợp, đến nay anh đã hoàn thiện sản phẩm hoạt động một cách tối ưu. Túi khống chế bụi cà phê gần như hoàn toàn, bà con nơi đây tin dùng sản phẩm của anh trong sự phấn khởi, và “Bụi cà phê” đã được kiểm soát, không còn tình trạng mù mịt như trước đây mỗi khi vào vụ. Người dân trong và ngoài huyện Bảo Lâm ưa chuộng sản phẩm của anh tuy rằng nó rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả không hề nhỏ. Từ khi có sản phẩm trên, vùng cà phê ở xã Lộc Thành nói riêng, huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc nói chung đã được nhân dân áp dụng rộng rãi. Nhân dân huyện Di linh, Đức Trọng, tỉnh Đắk lắk... hưởng ứng mạnh mẽ và đặt hàng với số lượng lớn theo từng năm. Sản phẩm đưa vào sử dụng góp phần làm cho môi trường xung quanh sạch đẹp, con người giảm được bệnh tật do hít phải bụi bẩn, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần tích cực trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Giờ đây sản phẩm đã được cung cấp rộng rãi nhiều nơi, nhưng anh vẫn không ngừng tìm hiểu, cải tiến để sản phẩm ngày càng hoàn thiện về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời đưa ra giá cả vừa phải, phù hợp cho người nông dân, vấn đề sức khỏe của người nông dân, vấn đề môi trường vẫn được anh ưu tiên hàng đâu.

Là một người con sinh ra từ gia đình thuần nông, sau thời gian đi bộ đội và giải ngũ về địa phương,anh Tâm luôn trăn trở làm sao để đưa sản phẩm và thương hiệu của mình sánh vai với các sản phẩm, thương hiệu khác đồng hành cùng máy xay xát cà phê trên cao nguyên. Anh hiểu được ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vận dụng tối đa nguồn nhân lực sẳn có trong nông thôn. Khi có sự kêu gọi của địa phương hay hàng xóm khi gặp khó khăn, hoạn nạn anh đều giúp đỡ bằng tiền mặt, công sức. Thực hiện tốt đường lối chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực và đi đầu trong công tác xã hội tại địa phượng, hàng năm tham gia đầy đủ các phong trào do trung ương và địa phương phát động. Ủng hộ đầy đủ, đóng góp các quỹ từ thiện của địa phương, các cuộc vận động quyên góp. Thường xuyên tham gia các phong trào xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do xã, huyện và Hội phát động...

Với những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, những sáng chế của anh Tâm góp phấn không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân, đồng thời nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho gia đình, anh Tâm vinh dự được Tham dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội(14/10/1930-14/10/2020)

Anh Tuấn