Nhờ mạnh dạn đầu tư sang nuôi rắn mà kinh tế gia đình ông Nguyễn Quy Nghiên (xã Cộng Hòa, Chí Linh) ngày càng được cải thiện. Bình quân mỗi năm, ông Nghiên lãi ròng từ 200-300 triệu đồng từ nuôi rắn.
Người dân thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, Quảng Trị gọi chủ trại cá giống Nguyễn Công Sáu (thương binh hạng 4/4) là "ông Sáu khuyến học" vì những đóng góp trong phong trào khuyến học của ông. Nhưng việc nhiều người nhắc đến hơn đó là thành tích nuôi cá giống của ông.
Mấy năm ròng rã ở các tỉnh bạn, cuối cùng, anh Khúc Văn Hồng nhận thấy, với diện tích nhỏ chỉ 1,4 ha như đất ruộng nhà mình thì nuôi cá và ếch là phù hợp hơn cả.
Với mô hình sản xuất muối phủ bạt, anh Cao Luôn đã mở ra hướng làm ăn mới cho diêm dân xã Ninh Diêm (Ninh Hòa - Khánh Hòa) và khẳng định: Muốn nghề muối phát triển chỉ có thể áp dụng công nghệ tiên tiến.
Xã Can Hải Tây là vùng trồng xoài nhiều nhất huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) với diện tích lên đến 1.000ha. Qua nhiều thập niên, xoài vẫn được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã. Nhận thức được điều đó, anh Diệp Thế Thanh đã mạnh dạn trồng xoài giống mới và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên vườn xoài nhà anh vừa cho năng suất, chất lượng cao vừa ra quả trái vụ, bán với giá cao, anh được tôn vinh là “vua” xoài.
Nhiều địa phương của vùng ngập mặn huyện Tân Phước (Tiền Giang) đang triển khai mô hình trồng dứa phụng, một loại cây cảnh rất được thị trường ưa chuộng. Hiệu quả kinh tế từ loại cây này đã mở ra một hướng thoát nghèo mới cho người nông dân.
Khi ông làm đơn gửi cho UBND xã để xin nhận thầu mấy ha khúc sông Luỹ Thầy đoạn chảy qua trước nhà ông, không chỉ vợ con, mấy người trong làng mà cả mấy cán bộ của xã cũng hết sức can ngăn vì họ cho rằng ông hơi “liều” khi dám đem hàng chục triệu đồng bỏ xuống sông, xuống bể… Không mảy may lo lắng như suy nghĩ của mọi người, bằng bản lĩnh của một người lính đã từng vào sinh ra tử, ông vẫn quyết tâm thực hiện phương án đã định với một niềm tin rằng mình sẽ thành công bằng cách thức nuôi cá mới mà cả vùng này chưa có ai từng làm. Ông chính là Bùi Mạnh An, một người lính Trường Sơn nắm xưa, hiện đang sinh sống ở thôn Lệ Kỳ I, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình…
Là hội viên cựu chiến binh và hội viên nông dân anh Lê Văn Hoa (xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn) luôn đi đầu trong các phong trào thi đua tại địa phương.
Rời quân ngũ năm 1977, trở về địa phương vào thời điểm Đảng và Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ dân phát triển kinh tế, dù trong tay không có một đồng vốn, nhưng ông Nguyễn Văn Hội (ở khu 6, xã Lệnh Khanh, huyện Hạ Hòa) vẫn mạnh dạn nhận 1hađất đồi cùng 1ha đầm nước để làm trang trại. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương ông vay vốn và vận động gia đình làm trang trại trồng cây ăn quả ngắn ngày.
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân thôn Soi Long, xã Thái Hòa (Hàm Yên), có thu nhập khá cao nhờ nuôi cá lồng trên sông Lô.