Có 101 cách làm giàu khác nhau, nhưng có lẽ việc kiếm tiền từ trồng cây cảnh xem ra "vừa dễ" lại cũng "vừa khó" nhất. Dễ là bởi chỉ cần một hai cây cảnh có giá, đã kiếm tiền triệu, nhưng khó là bởi công việc đòi hỏi sự kỳ công... Với "đại gia" cây cảnh Trần Quang Hanh (ở phường Quang Hanh, TX Cẩm Phả), điều đó đã được anh thấm nhuần từ khi bước vào nghề...
6ha rừng keo sắp đến kỳ thu hoạch, 1ha chè mỗi năm cho thu từ 150-200 triệu đồng, 7 con bò sinh sản, trên 20 đầu lợn và 200 con gà chọi là số tài sản hiện có của ông bà Hiền - Minh ở Tiểu khu Giang Tân, thị trấn Giang Tiên (Phú Lương). Đấy là chưa kể 10 sào gừng vàng ông bà vừa trồng hứa hẹn cuối năm nay sẽ cho thu hoạch.
Hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” của người xưa, nông dân Nguyễn Văn Thân, ấp Hiệp Thành, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân đã chọn mô hình đa cây, đa con để vươn lên làm giàu chính đáng.
Sinh năm 1988 ở thôn Sen Đông, xã Sen Thủy (Lệ Thuỷ - Quảng Bình), học hết lớp 9, Lê Đăng Tây đã phải nghỉ học vì gia đình quá khó khăn. Sau nhiều năm làm thuê trong Nam, Tây về quê, một mình lên đồi khai hoang trồng keo, tràm và trở thành chủ rừng xứ cát khi tuổi đời còn rất trẻ.
Đến thăm mô hình của Anh Bùi Đình Thường - Tổ 1, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum, không chỉ riêng tôi mà tất cả những ai biết đến mô hình trồng xen canh cây cà phê - cao su trên mảnh đất vùng cao cằn cỗi của gia đình anh đều hết lòng khâm phục.
Năng động, nhạy bén trước thực tế chăn nuôi thủy sản ở địa phương, anh Bùi Xuân Kỳ, thôn Trung Lạc, xã Yên Trung (Yên Phong) đã tìm ra hướng đi mới để đáp ứng nhu cầu giống cá rô phi đơn tính cho gia đình, bà con địa phương và các vùng lân cận.
Không ngại khổ, chịu học hỏi, tính rất cởi mở và nhanh nhẹn - đó là những ghi nhận đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với đoàn viên Lâm Văn Cao tại thôn Nà Lẫm, xã Lục Thôn, huyện Lộc Bình.
Đó là anh Nguyễn Minh Thành Bí thư Chi đoàn xóm 6, thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ - một chàng thanh niên giàu nghị lực, không cam chịu đói nghèo, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và đã vươn lên làm giàu chính đáng. Anh đã vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2010 do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng cho nhà nông trẻ xuất sắc.
Mô hình nuôi nhím trên đất gò đồi ở xã Gio Hoà, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, được xem như một điểm nhấn trong việc phát triển kinh tế nông thôn. Nuôi nhím dễ hơn nuôi lợn nhiều lần, ít rủi ro song lãi rất cao.
Từ những ngày khó khăn phải chạy đôn chạy đáo tìm lò sấy lúa hột trong mùa mưa mà một nông dân ở huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đầu tư làm sân phơi lúa lớn. Không ngờ cách làm này đã giúp cho gia đình, hộ dân ở địa phương có thu nhập ổn định từ một nghề dịch vụ mới - làm sân phơi cho thuê.