Phượng Cách là xã có tốc độ đô thị hoá khá nhanh của huyện Quốc Oai (Hà Nội). Trước nguy cơ diện tích đất nông nghiệp đang dần thu hẹp, người dân nơi đây đã lựa chọn mô hình nuôi bò sữa để làm giàu ngay trên chính quê hương.
Chăn nuôi bò quy mô nông hộ thường phụ thuộc vào sức lao động tự có của gia đình, chủ yếu là lấy công làm lời, bởi vì nếu nuôi vài con bò mà mướn cắt cỏ hoặc mua cỏ thì không hiệu quả. Ở nông thôn bây giờ, nếu muốn nuôi bò, thường chủ hộ sẽ căn cứ vào số lượng lao động có khả năng đi cắt cỏ của gia đình mình là bao nhiêu mới quyết định mua bấy nhiêu con bò để nuôi.
"Ấy là dân buôn bán hoa quả và mọi người cứ gọi như thế, chứ vợ chồng tôi chỉ có vài trăm gốc nhãn, vải, xoài, khế… thì đã có gì to tát để lên báo!".
Ở tuổi 60 nhưng bà Chu Thuý Sung ở thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, vẫn còn say mê lao động. Bà là một tấm gương phụ nữ đi đầu trong phát triển mô hình kinh vườn rừng, hằng năm có mức thu nhập trên 100 triệu đồng.
Khi ông bỏ ra 300 triệu đồng để mua 15 đôi nhím giống và đầu tư xây dựng chuồng trại, ai cũng bảo ông quá liều. Vậy mà chưa đầy 2 năm sau ông đã nổi tiếng bởi tinh thần dám nghĩ dám làm. Ông là Trần Đức Thắng ở xóm Hạnh Phong, xã Nghĩa Hoàn (Tân Kỳ - Nghệ An).
Về thôn Năng An, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Lê Phước Đặng.
Anh Nguyễn Văn Trọng, chi hội trưởng nông dân thôn Phúc Hạ, xã Song Mai (TP Bắc Giang) - một tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.
Nhiều năm liền, ông Nguyễn Văn Thơ, thôn Bãi Dài, xã An Sinh (Đông Triều- Quảng Ninh) luôn là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Đông Triều và của tỉnh.
Năng động, dám nghĩ, dám làm từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Bá Thúc ở Thọ Đức, Tam Đa (Yên Phong - Bắc Ninh) đã làm giàu trên chính quê hương mình. Hiện nay, anh làm chủ một trang trại có diện tích gần 6 mẫu và một cơ sở cung cấp giống gia cầm, doanh thu hàng năm đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Căn nhà đầy đủ tiện nghi của gia đình anh Tẩn Tà Dèn, 43 tuổi, dân tộc Dao, thôn Tân Sơn, xã Minh Tân (Vị Xuyên - Hà Giang) lúc đầu khiến tôiliên tưởng anh là một người cán bộ có địa vị trong xã hội... Qua cuộc trò chuyện thân mật, mới biếtanh là một người nông dân bình thường, nhưng nhờ chăm chỉ làm ăn, nên cuộc sống gia đình được khấm khá như bây giờ.