Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm còn đang diễn biến phức tạp. Để khắc phục việc lây lan, nhiều bà con nông dân đã thực hiện mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn bền vững đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nuôi. Điển hình, hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.
Những năm gần đây, ở Lương Tài có nhiều thanh niên dám nghĩ, dám làm, vận dụng KHKT, khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương, thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Một trong những điển hình là thanh niên Lương Văn Binh ở thôn Trung Chính, xã Trung Chính.
Bằng sự nhạy bén và niềm đam mê, người thương binh ấy đã "cai quản", phân phối ếch Thái Lan trên toàn thị trường miền Bắc. Ông là Lê Hồng Sơn, ở thôn Bắc Vọng, xã Bắc Phú (Sóc Sơn- Hà Nội).
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng, xây dựng nông thôn mới được coi là nhiệm vụ trọng tâm, đặc thù trong suốt quá trình hoạt động của Hội Nông dân xã Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc - Nam Định).
Tiền thân là Câu lạc bộ khuyến nông và tổ gia trại chăn nuôi, nay thành Câu lạc bộ (CLB) “Khoa học kỹ thuật Nhà nông” đã tập hợp được nhiều các thành phần từ các hoạt động kinh tế nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản do vậy phong phú đề tài, lĩnh vực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực khác nhau.
Bệnh chết nhanh đang làm cho hàng loạt vườn tiêu Đông Nam bộ bị chết. Các vườn tiêu ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh áp dụng các giải pháp kỹ thuật do các nhà khoa học khuyến cáo, cũng như những sáng kiến riêng của nông dân trong việc phòng bệnh, người trồng tiêu Châu Đức đang dần đẩy lùi được căn bệnh này.
Gần 60 tuổi, trở thành người khá giả nhất nhì thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ (Lạng Giang) nhưng ông Nguyễn Xuân Tuyến vẫn không chịu nghỉ ngơi. Nhiều năm say mê phát triển kinh tế, trải qua nhiều nghề khác nhau, trong đó có cả nhiều lần thất bại, song ông vẫn không hề nản chí. Cuối cùng, sự quyết tâm làm giàu của ông và gia đình đã thành công.
Trước đây, anh Đoàn Văn Sáng ở khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân (thị xã Đồng Xoài - Bình Phước) chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ giàu lên từ VAC. Thế nhưng, khi bắt tay vào làm, anh nhận ra nhiều ưu điểm của mô hình này. Đến nay, anh hoàn toàn tự tin khẳng định, đây là mô hình vượt trội với thu nhập 500 triệu đồng/năm.
Trao đổi với chúng tôi, anh Dương Văn Cừ ở tổ 6, thôn Hòa Nam, phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết: "Sau 32 năm được rèn luyện trong quân đội, năm 2007, tôi về nghỉ tại địa phương và mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi gà tre, gà Mông. Khi mới chập chững vào nghề, gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nhất là khâu lựa chọn con giống, phòng chống dịch bệnh. Trải qua thời gian nuôi, số lượng gà ngày càng giảm. Việc nuôi gà lại không thuận tiện do không gian hẹp, môi trường bị ô nhiễm, năm 2008 tôi bỏ nghề".
Gần mười năm lênh đênh và phải bán hơn 1 ha đất trồng lúa để chăn nuôi cá tra, ông Nguyễn Văn Cư (Út Cư), ngụ ấp Bình Chánh 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã đúc kết: “Thất bại là mẹ đẻ của thành công. Và để làm được như vậy mình phải tự tìm hướng đi mới”.