Không thịnh như nghề nuôi bò nhưng nghề nuôi trâu đàn đang mang lại nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định cho nông dân. Xã Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) hiện có không ít nông dân “phất” lên, xây nhà tầng từ nghề này.
Ớt là loại cây trồng không xa lạ với nông dân, tuy nhiên trước đây nhiều người chưa quan tâm đầu tư nên năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Mới đây, anh Phan Thanh Thiện ở ấp 4, xã Phú Thịnh (Tân Phú - Đồng Nai) đã đưa về trồng cây ớt sừng vàng châu Phi cho thu nhập trên 100 triệu đồng/hécta.
Lập nghiệp với 15 triệu đồng, chỉ sau gần 5 năm chăn nuôi, trồng trọt giữa sườn núi đá khô cằn của quê hương, anh Lê Thanh Hải ở thôn Đồng Tâm, xã Nam Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) đã trở nên khá giả, giàu có với thu nhập bình quân hơn 300 triệu đồng/năm.
Tuy nằm phía sâu hơn so với các xã nằm cạnh cửa biển, nhưng xã Mai Hùng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lại có lợi thế sông Mai Giang chạy qua xã dài tới 6 km trước khi đổ ra biển tại lạch Cờn. Nhờ nằm giáp ranh với cửa sông, cửa biển nên nước sông Mai Giang có độ mặn vừa phải, phù du phát triển mạnh đã tạo ra một lợi thế giúp người dân xã Mai Hùng có điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi hàu, một loại đặc sản nước lợ giàu chất dinh dưỡng.
Mô hình vườn xen canh bơ - cà phê cho hiệu quả kinh tế cao của anh Trịnh Xuân Mười (thôn 9, xã Hòa Thắng - TP Buôn Ma Thuột) đang là tâm điểm cho các hộ dân Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng học tập và làm theo.
Với vốn ban đầu 50 triệu đồng ông Huỳnh Thanh Dũng ở ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới – An Giang mua 2.000 gốc chanh tàu chùm về trồng.
Từ sự ham học hỏi, chịu thương chịu khó, không chịu khuất phục trước những khó khăn đã giúp gia đình ông Vù Seo Dế, dân tộc Mông ở xã Bản Phố huyện Bắc Hà(Lào Cai) vươn lên thoát khỏi đói nghèo,phát triển kinh tế và được mọi người dân trong thôn, xã khâm phục làm theo.
Vượt qua nỗi đau chiến tranh, nhiều thương, bệnh binh đã biết cách vươn lên trong lao động, sản xuất, trở thành những điển hình tiêu biểu ở địa phương.
Vượt qua gần 20km đường đồi núi uốm lượn quanh co, hỏi thăm người dân chúng tôi cũng đã tìm được đến với gia đình ông Hà Anh Xứng thôn Mu - thị trấn Đà Bắc - huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình, ông được nhiều người trong vùng biết đến và mến phục bởi nghị lực vượt khó, vươn lên làm giàu bằng mô hình chăn nuôi nhím.
Ở ấp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương ai cũng biết đến ông Hồ Văn Thành là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, là tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất tuy đã 58 tuổi nhưng ông vẫn tích cực lao động chủ động tính toán làm ăn chăm lo cho cuộc sống gia đình.