00:00 Số lượt truy cập: 2669715

Nuôi cá chình công nghệ cao trên cát nóng 

Được đăng : 15/03/2022

 aimg6187copy7944165440992716549984211

Anh Lê Hà Giang

Từ bỏ vị trí của hàng trường của hàng xăng dầu ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình sau hơn 2 chục năm gắn bó để chuyển ngang sang làm lão nông chính hiệu với nghề nuôi cá chình là một quyết định không hề đơn giản với anh Lê Hà Giang (xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy). Bởi tất cả chỉ là sự đam mê, một ý chí quyết tâm làm giàu bằng đôi bàn tay và khối óc, một khát khao làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương Quảng Bình đầy nắng và gió.

Chia sẻ cơ duyên đến với con cá chình, anh Giang chia sẻ, 15 năm trước, anh thấy người dân bán nhiều cá chình nhỏ chỉ tầm 2 - 3 lạng. Qua tìm hiểu, được biết đây là loài cá có giá trị cao nhưng chưa mấy người nuôi. Sẵn gia đình ở TP Đồng Hới có hai ao rộng 1.600 m2 đang nuôi cá rô phi, chép, trắm, mè, anh Giang mua cá chình con về nuôi thử. Không có nhiều tài liệu chia sẻ trên mạng, anh phải tìm đọc sách, đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 Nha Trang (Khánh Hòa) học hỏi kỹ thuật, quy trình và mua giống. "Cá sinh trưởng tốt, nguồn thu có, nhưng không cao vì con giống hạn chế".

Đợt mưa lũ lịch sử ở Nha Trang cuối năm 2016 đã cuốn đi tất cả mồ hôi công sức của gia đình anh chị, nước ngập trắng xóa, không còn thấy bờ. Nước rút, cơn lũ qua đi cũng đem theo hết đàn cá trong ao nuôi của gia đình. Mất trắng hơn 3 tỷ đồng, khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng sau nhiều đêm bàn bạc, vợ chồng anh thống nhất quyết tâm làm lại từ đầu. Tháng 2/2017, anh tìm về vùng cát trắng xã Thanh Thủy mua đất làm trang trại. Vùng này có nước ngầm đạt chất lượng, tránh được mưa gió, bão lũ.

Để dành hết tâm huyết với con cá chình, năm 2018 anh xin nghỉ hẳn công việc bao năm gắn bó với ngành xăng dầu. Anh xây tổng cộng 12 bể cá chình trên vùng cát trắng. Bể xây bằng xi măng rộng 1.000 m2, xây tường bao kín mít, lợp tôn chống nóng, nhiệt độ duy trì 26-30 0C. Cá nuôi trong môi trường tối để ít vận động, nhanh tăng trưởng. Quy trình nuôi khép kín. Nước ở các bể nuôi được lọc tuần hoàn sinh học, giúp lọc phân cá, thức ăn thừa, các chất bẩn... rồi bơm ngược vào bể nuôi. Công nghệ này giúp người nuôi quản lý được nguồn nước, dịch bệnh, nắm bắt độ tăng trưởng cá dễ dàng hơn. Sau ba tháng nuôi, cá phân cỡ một lần, cá đồng cỡ cho vào một bể để không cạnh tranh thức ăn, tăng trưởng đồng đều, giảm cá còi cọc.

Là loài cá có giá trị thương phẩm cao, quy trình chăm sóc đòi hỏi rất nghiêm ngặt, cần sự tập trung cao độ, theo dõi sát sao từng ngày, thậm chí từng giờ, công nghệ nuôi khép kín đòi hỏi vốn lớn, chi phí con giống, thức ăn cao trong khi tiềm lực của nông dân hạn chế, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi khó.

"Qua 5 năm triển khai nuôi cá chình theo mô hình công nghệ cao, thức ăn chủ yếu được sử dụng nguồn chế biến công nghiệp sạch. Nếu sử dụng nguồn thức ăn tạp sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước và khó kiểm soát được những vi khuẩn có hại cho cá. Như vậy, rất khó kiểm soát được dịch bệnh. Khi cá đã bị dịch bệnhphải sử dụng các loại kháng sinh hoặc thuốc khác. Nếu như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cá thương phẩm”, anh Giang giảng giải.

Không chỉ cung cấp cá thịt thương phẩm ra thị trường, công ty còn cung ứng cá chình cá giống cho thị trường. 6 hồ trong trang trại (mỗi hồ có dung tích 30m3 nước), được dùng ương, nuôi cá giống. Theo anh Giang, mỗi năm, đã sản xuất được gần 4 vạn cá giống. Giống cá chình của anh Giang còn bán ra thị trường ở Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hải Phòng… Để thuận tiện cho việc nuôi trồng và tiếp cận thị trường, Công ty Kim Long Việt Nam được thành lập và dần gây dựng thương hiệu gắn với sản phẩm Cá chình thương phẩm và con giống. Nhiều sản phẩm của công ty được chế biến phục vụ tận bàn ăn cho khách hàng như cá chình kho, cá chình nướng, cá chình nấu lẩu.

Ông Trần Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy, đánh giá trang trại cá chình của ông Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mô hình nổi bật tại địa phương. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên người dân khó huy động nguồn vốn. "Xã đã nhân rộng mô hình này ra hai hộ dân, tuy nhiên do gặp sự cố bất ngờ nên chưa thành công", ông Kiên cho biết. Hiện, một hộ dân đang khắc phục để thả lại cá giống.

Ngoài việc xuát bán cá chình thương phẩm, Công ty Kim Long Việt Nam mở thêm hướng kinh doanh phục vụ bằng sản phẩm cá chình đã qua khâu sơ chế. Khách hàng chỉ mua hộp cá về và nấu lên là đưa đến bàn ăn với các sản phẩm đa dạng như cá chình kho, cá chình nướng, cá chình nấu lẩu.

Hai năm liền, dịch Covid -19 làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá chình. Anh Giang nhanh chóng chuyển hướng mở nuôi thêm cá lóc, ếch… để đa dạng hóa sản phẩm hỗ trợ cho nhau. Trong năm 2021 vừa qua, doanh thu của công ty Kim Long Việt Nam đạt khoảng 6 tỷ đồng.

Ông Trần Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy, đánh giá trang trại cá chình của ông Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mô hình nổi bật tại địa phương. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên người dân khó huy động nguồn vốn. "Xã đã nhân rộng mô hình này ra hai hộ dân, tuy nhiên do gặp sự cố bất ngờ nên chưa thành công", ông Kiên cho biết. Hiện tại, một hộ dân đang khắc phục để thả lại cá giống.




                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Văn Trường