00:00 Số lượt truy cập: 2626940

Sơn La ứng dụng khoa học trong phát triển sản xuất nông nghiệp 

Được đăng : 15/11/2021

sonladaymanhphattriennongnghiepungdungcongnghecaonongnghiepsach

Rau sạch RASA trồng trong màng bọc và nhà kính ở cao nguyên Mộc Châu, Sơn La

 

Là một tỉnh miền núi, không có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ, xa các trung tâm kinh tế lớn, do vậy, nhiều năm qua, tỉnh Sơn La luôn xác định phát triển nông nghiệp là một trong những hướng đi chính để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo; trong đó xác định rõ nhiệm vụ là tập trungđó là ứng dụng khoa học phát triển vùng rau an toàn, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, thủy sản gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thành lập các hợp tác xã nông nghiệp làm cầu nối giữa hộ nông dân và doanh nghiệp, trong đó hợp tác xã là nhân tố quan trọng trong việc hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản.

ng dụng khoa học sản xuất nông sản thực phẩm an toàn:

 Đến hết năm 2021, toàn tỉnh xây dựng, duy trì và phát triển 204 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn. Trong đó: 30 chuỗi rau an toàn, diện tích 176,3 ha, sản lượng 7.437,5 tấn/năm; 127 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây …) diện tích 2.391,34 ha, sản lượng 25.163 tấn/năm; 01 chuỗi cà phê diện tích 16 ha, sản lượng 132 tấn/năm; 07 chuỗi chè diện tích 462 ha, sản lượng 6.663 tấn/năm; 04 chuỗi thịt lợn an toàn, số lượng trên 84.000 con, sản lượng 4.663 tấn/năm; 02 chuỗi thịt gà an toàn, số lượng 18.000 con, sản lượng 27 tấn/năm; 05 chuỗi mật ong an toàn với số lượng 3.990 đàn ong, sản lượng 363,5 tấn/năm; 28 chuỗi thủy sản nuôi 3.470 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La và lòng hồ thủy điện Hòa Bình sản lượng 2.907 tấn/năm.

Tổng số tác nhân tham gia chuỗi liên kết:  Có khoảng 12.712 hộ nông dân, 176 HTX, 30 doanh nghiệp… tham gia chuỗi.

Ứng dụng khoa học và công nghệ sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả:

Khoa học tác động tới hiệu quả sử dụng đất sản xuất của hộ nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất nguyên liệu nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt hoặc các tiêu chuẩn tương đương, phục vụ cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh. Nhờ ứng dụng khoa học nhiều mô hình hợp tác xã nông nghiệp sản xuất các sản phẩm nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như doanh thu trung bình của mô hình trồng Bơ: 218,9 triệu đồng/ha; Thanh long: 225,5 triệu đồng/ha; Nhãn ghép: 226,5 triệu đồng/ha; Mận hậu: 228,2 triệu đồng/ha; Xoài ghép: 262,4 triệu đồng/ha; Hồng giòn: 293,6 triệu đồng/ha; Na: 356,7 triệu đồng/ha; Dâu tây: 414,5 triệu đồng/ha; Su su: 150 triệu/ha; Cà chua: 200 triệu/ha; Cải mèo: 180 triệu/ha; Xà lách cuộn: 220 triệu đồng/ha…ứng dụng khoa học đã góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất.

Ứng dụng khoa học và công nghệ tập trung phát triển các loại giống cây con có lợi thế:

Trong 5 năm qua, tỉnh đã chuyển đổi được 53.855 ha sang trồng cây ăn quả giống mới có năng suất, chất lượng cao, một số loại cây ăn quả cho thu nhập trên 200 triệu/ha/năm thanh long, xoài ghép, như bơ, nhãn ghép, dâu tây...; Phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn thương phẩm.

Diện tích cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó, 8.870 ha mía, 17.887 ha cây cà phê Arabica; 5.527 ha chè; 5.879 ha cây cao su... Diện tích, sản lượng nuôi và đánh bắt thủy sản đều tăng do ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; nhiều mô hình nuôi thủy sản là đặc sản có hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng; tiếp tục phát huy tiềm năng địa lý, khí hậu để phát triển cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi),...

Ứng dụng khoa học và công nghệ công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein trong cải tạo vườn tạp, nâng cao chất lượng giống cây ăn quả:

Đến nay trên địa bàn tỉnh Sơn Lađã ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, chế phẩm vi sinh, công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng; đưa vào sản xuất gồm các loại giống có thời gian sinh trưởng khác nhau để giải vụ. Chú trọng cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng vườn quả bằng đưa vào trồng một số giống cây ăn mới như nhãn chín muộn, bơ, xoài….Nâng cao năng suất chất lượng 4 giống mía; 19 giống ngô; 5 giống lúa; 20 giống cây ăn quả các loại: Trong đó giống nhãn chín muộn, giống nhãn chín sớm; giống bơ; giống xoài; giống cam, quýt; hồng giòn MC1; thanh long ruột đỏ; bưởi da xanh; na Hoàng hậu; giống táo 11, táo 05; chanh leo Đài Nông 1 …); giống chè; giống cà phê THA1,....

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả

Hiệu quả kinh tế: nhờ khoa học công nghệ nhiều mô hình sử dụng đất sản xuất tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Sơn La cho thu nhập cao như giá trị sản xuất trung bình: Bơ: 218,9 triệu đồng/ha; Thanh long: 225,5 triệu đồng/ha; Nhãn ghép: 226,5 triệu đồng/ha; Mận hậu: 228,2 triệu đồng/ha; Xoài ghép: 262,4 triệu đồng/ha; Hồng giòn: 293,6 triệu đồng/ha; Na: 356,7 triệu đồng/ha; Dâu tây: 414,5 triệu đồng/ha, ngô sinh khối: 100 triệu đồng/ha/năm… So sánh với mô hình trồng ngô thông thường trên địa bàn tỉnh Sơn La nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cũng chỉ đạt 60 đến 70 triệu đồng/ha/năm.

Hiệu quả xã hội:Phát triển mô hình kinh tế hộ có sử dụng đất SXNN tiết kiệm, hiệu quả góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động, có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Mô hình còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và là tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Thông qua phát triển mô hình kinh tế hộ có sử dụng đất SXNN tiết kiệm, hiệu quả (Bằng các giải pháp đồng bộ như khuyến khích liên kết, tiêu thụ nông sản, thành lập các hợp tác xã; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến và phục vụn xuất khẩu…) đã góp phần giúp các xã thực thực hiện được Tiêu chí số 10 về Thu nhập, Tiêu chí số 11 về hộ nghèo, Tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm (giải quyết cho gần 5.000 lao động có việc làm) và Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

                                                               Vân Anh- Ban Tuyên giáo TW Hội