00:00 Số lượt truy cập: 2667070

Ứng dụng công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất Ngọc Trai nước ngọt bằng phương pháp lai ghép mô tế bào 

Được đăng : 08/07/2019

 

Nuôi ngọc trai nước ngọt là một ngành nghề mới, có tiềm năng phát triển tốt. Sản phẩm thu được là “sản phẩm cao cấp” đang được ưa chuộng không những trong nước mà còn cả trên thế giới. phẩm được làm ra có thể chế tác thành đồ trang sức cao cấp, cũng có thể nghiền nghề bột để làm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp. Với sự phát triển không ngừng của thế giới và nhu cầu làm đẹp, trang sức cao cấp cũng phát triển theo. Sản phẩm thu được có tiềm năng lớn không những bán trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra thế giới với những nước phát triển mà Việt Nam chưa có thị trường thì rất có thể với sản phẩm này chúng ta sẽ có chỗ đứng, có thương hiệu trên thị trường thế giới có khả năng cạnh tranh với những nước phát triển. Vì sản phẩm của chúng ta làm không hề thua kém sản phẩm của thế giới mà còn xuất săc hơn họ.

Tính rủi ro của nghề thấp, chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn nước, nếu chúng ta đảm bảo được nguồn nước tốt, ở xa các khu công nghiệp và không sử dụng nguồn nước của các khu công nghiệp thải ra hay các nhà máy sản xuất những chất có tính độc tố cao. Đây là ngành nghề có tiềm năng bền vững và mang lại giá trị kinh tế cao có khả năng phát triển vùng và có khả năng góp phần làm giàu cho đất nước với nguồn ngoại tệ về từ việc bán sản phẩm ra thế giới.

Với trẵn trở của minh để đưa việc nuôi ngọc trai nước ngọt là một ngành nghề mới ông Trương Đình Tùng – thôn Quan 1, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra giải pháp sáng tạo “Ứng dụng công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất Ngọc Trai nước ngọt bằng phương pháp lai ghép mô tế bào”. Quy trình kỹ thuật nuôi không phức tạp, vì vậy có thể nhân rộng cho các hộ gia đình có ao, hồ, sông, suối…. nước ngọt đều có thể nuôi được. Khả năng nhân rộng tốt, với diện tích ao, đầm, hồ, sông, suối…nước ngọt  của  Việt Nam lớn, cộng với  nguồn Trai nguyên liệu dòi dào nên chúng ta có thể tin được về một ngành ngề bền vững.

1.     Quy trình cấy ghép.

a. Kỹ thuật cắt tế bào:

-         Yếu tố thứ nhất: Quá trình hút siphon lọc nước bắt mồi, một lượng cát, chất cặn theo đường hút nước đọng lại trong xoang màng áo ngoài  quá trình sinh trưởng, phát triển  Trai tiết dịch bao bọc lấy vật thể lạ, các lớp xà cừ bao bọc lớn dần tạo thành Ngọc trai tự nhiên.

-         Yếu tố thứ 2: Quá trình sinh trưởng những chất thải của cơ thể không đào thải ra ngoài  được và quá trình hình thành Ngọc tự nhiên cũng giống như yếu tố thứ nhất. Dựa vào đặc điểm sinh học tự nhiên đó con ngươì đã sáng tạo kỹ thuiaatj cấy ghép Ngọc trai nhân tạo băng phương pháp cấy ghép mô tế bào và nhân  vào cơ quan sinh dục của Trai.

b. Cắt tế bào:

-         Sử dụng tế bào trong thời gian tối đa là 60 phút để đảm bảo tế bào luôn được tươi sống.

-         Phương pháp bóc tách màng áo: Chú ý chỉ lấy màng áo ở phần vỏ có lớp xà cừ bóng nằm ở phía đầu thon của con Trai, nơi có lớp xà cừ bóng láng. Tuyệt đối loại bỏ những con Trai đã bị mắc bệnh, dị tật.

2.     Kỹ thuật cấy ghép.

a. Lựa chọn Trai nguyên liệu:

Trai nguyên liệu cấy ngọc (gọi là Trai cấy) lựa chọn Trai cấy có độ tuổi từ 02 – 06 năm, trọng lượng đạt từ 300g trở lên (tùy từng loài)  kích thước đạt từ 15 cm x 19cm trở lên. Trai đã bước sang tuoir trưởng thành, phát triển hình dạng cân đối, khu vực xoang màng áo ngoài (túi ngọc) có điểm phồng lớn, dầy sẽ hạn chế được tỷ lệ đào thải nhân cấy ra ngoài.

b. Chuẩn bị nhân cấy: Kiểm tra, loại bỏ những viên không đạt yêu cầu như méo mó, nứt….

* Kiểm tra các  thông số với nhiệt độ, môi trường trước khi cấy.

-         Nhiệt độ, không khí cấy tốt đạt từ 20 độ c đến 33 đọ c (không dùng máy điều hòa hoặc quạt gió để làm mát).

-         Môi trường trong phòng cấy phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát không có gió thổi trực tiếp vào Trai và tế bào, không có các chất tẩy, khói thuốc…

* Trình tự cấy ghép:

Miếng tế bào được cấy ghép với viên nhân xoang màng áo ngoài của Trai. Đây là kỹ thuật cấy ghép tiên tiến, kỹ thuật này đòi hỏi người thợ cấy phải làm những thao tác chính xác tuyệt đối.

3. Nuôi dưỡng Trai sau khi cấy: Sau khi cấy ghép sức khỏe của Trai rất yếu, vị trí các viên nhân chưa ổn định trong túi ngọc cộng với sức nặng của những viên nhân làm cho Trai rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy trong suốt quá trình nuôi dưỡng phải luôn giữ môi trường bể nuôi trong sach và làm các thao tác nhệ nhàng đẻ giảm thiểu tỷ lệ Trai chết và đào thải nhân cấy ra ngoài.

* Lựa chọn ao nuôi: Lựa chọn ao, vùng nuôi Trai cấy ngọc cần lưu ý đến 2 điểm sau đây:

+ Chất đáy ao: Đáy ao được lựa chọn 2 dạng chất đáy là đáy cát pha bùn và bùn phù sa nhuyễn. Trong điều kiện ssinh sống ngoài tự nhiên ở những khu vực có chất đáy cát pha bùn với tỷ lệ khoảng 30% - 70% bùn là nơi có nhiều loài Trai tập trung sinh sống, vì vậy khi đưa Trai vào sống trong điều kiện ao nuôi, phải tạo ra môi trường sống troing ao tương đối tương đồng với điều kiện sống ngoài tự nhiên.

+ Nguồn nước: Nguồn nước nuôi Trai nên lựa chọn nguồn nước tự nhiên ở ngoài song, ao hồ Tuy nhiên, do điều kiệ môi trường và sản xuất công nghiệp có sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt ốc….Vì vậy, việc cấp nước vào ao nuôi phải được sàng lọc.

3.     Chăm sóc Trai cấy ngọc.

a. Nuôi sau dưỡng: Giai đoạn nuoi dưỡng này được ví như giai đoạn hậu phẫu đối với Trai sau mổ, sau quá trình cấy ghép việc hạn chế chế độ ăn uống, sống thời gian dài trong điều kiện môi trường trái tự nhiên, thân thể bị mổ sẽ và nhất là ôm trong cơ thể một khgoois vật thể lạ nặng nề. Nên có thể nói tình trạng sức khỏe của Trai rất yếu.

b. Nuôi vỗ: Là giai đoạn tăng tốc, giai đoạn này cần di chuyển Trai đến vùng hoặc ao nuôi mới để thay đổi môi trường sống, kích thích tốc độ phát triển của Trai và ngọc./.

Văn Hùng