00:00 Số lượt truy cập: 3227433
Cẩm nang kỹ thuật

Mô hình liên kết “bốn nhà” về phòng trừ sâu bệnh trên lúa

Bệnh rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá (RN, VL&LXL) hại lúa lâu nay diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh ta. Trong đó, huyện Đức Linh được coi là một trong những điểm nóng của dịch bệnh. Mô hình liên kết “4 nhà” (gồm nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông), nhằm quản lý RN, VL&LXL lần đầu tiên thực hiện tại vùng lúa thị trấn Võ Xu (Đức Linh). Hội nghị tổng kết mới đây cho thấy rõ hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh VL&LXL, giảm chi phí giống và tăng năng suất so những vùng lúa không thực hiện mô hình này.


Phương pháp nhận biết bằng mắt thường các loại rau quả lạm dụng nhiều hoá chất nông nghiệp

Ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng thích các loại rau quả càng non càng tốt, không có vết sâu bệnh hại, ngọn rau to mập... nên người trồng rau đã lạm dụng các loại hoá chất nông nghiệp như dùng quá liều lượng, không đảm bảo thời gian cách ly, dùng các loại hoá chất độc hại đã bị cấm để bón và phun cho các loại rau quả thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày. Khi dùng các loại rau quả không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người về trước mắt và lâu dài.


Kỹ thuật bảo quản khoai tây

Từ nhiều năm nay khoai tây đã trở thành một trong những cây trồng chính trong vụ đông ở miền bắc nước ta và được gieo trồng ở cả 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Trong quá trình bảo quản, ước tính tỷ lệ hao hụt của khoai tây có lúc lên tới 40% mà nguyên nhân lớn nhất là do sự xâm nhập, phá hoại của vi sinh vật gây thối, do việc giảm hàm lượng nước, do những biến đổi sinh lý, sinh hoá xảy ra trong quá trình bảo quản. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình bảo quản khoai tây ở hộ gia đình:


Sản xuất nấm: “Một vốn, bốn lời”

Theo Trung tâm khuyến nông Hải Phòng, hiện trên địa bàn thành phố có gần 300 mô hình sản xuất nấm. Hiệu quả bước đầu nghề trồng nấm mang lại khá lớn, mở hướng làm giàu cho nhiều địa phương, tạo việc làm cho lao động thất nghiệp sau một thời gian “từ làng.. .ra phố”.


Nuôi thiên địch để bảo vệ mùa màng

Nuôi nhện, bọ xít, o­ng rồi thả trên đồng ruộng để tiêu diệt các loài công trung gây hại thay vì dùng hóa chất phun lên rau củ quả, đã thử nghiệm thành công ở một số nơi, trong đó có vùng trồng rau Hà Nội.


Kỹ thuật chế biến chè Bát Tiên

Để chè xanh Bát Tiên có màu sắc đẹp và mùi vị thơm ngon thì khâu chế biến chè là khâu quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con một số kỹ thuật chế biến chè Bát Tiên đơn giản và tiện dụng giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm chè. Để chế biến chè bà con cần 2 dụng cụ cơ bản đó là máy vò chè và máy sao sấy.


Chế biến rơm theo phương pháp đóng bánh

Có thể nói rơm là một thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trâu bò và các loại gia súc nhai lại ở nước ta, nhất là vào mùa khô ở các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng rơm cho trâu bò còn hạn chế vì những lý do sau (1) Giá trị dinh dưỡng của rơm thấp (hàm lượng Protein thấp và xơ thô cao) (2) Dễ bị nấm mốc, nhất là rơm tươi (3) Rất cồng kềnh, khó vận chuyển. Để giải quyết 3 vấn đề trên, tập thể tác giả thuộc Viện Chăn Nuôi đã tiến hành nghiên cứu và bước đầu cho kết quả khả quan công nghệ chế biến rơm, đặc biệt là rơm tươi theo phương pháp đóng bánh tại xã Liêu Tú, huyện Long phú, Sóc trăng và Trung tâm thực nghiệm Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Long An.


Các giống mía khuyến cáo sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long

Từ kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm giống trong giai đoạn 2006 - 2008 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mía đường đã kết luận rằng, hiện nay, ở khu vực ĐBSCL chỉ nên khuyến cáo nông dân tăng cường sử dụng các giống mía có nguồn gốc từ Việt Nam (như VN84 - 4137, VN85 - 1427, VN85 - 1859…) và Thái Lan (như K84 - 200, KK2, K88 - 65, K93 -236, K95 - 156, KU60 - 1, KU00 - 1-61, Suphanburi 7…). Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể về một số giống mía nhập nội tốt cho khu vực ĐBSCL:


Kinh nghiệm sử dụng giàn sạ theo hàng

Sử dụng giàn kéo sạ theo hàng có nhiều ưu thế vượt trội so với phương pháp gieo mạ - cấy truyền thống, tuy nhiên cần chú ý một số thao tác kỹ thuật: việc ngâm mạ không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến khâu sạ giàn. Mầm mạ bằng 1/2-1/3 hạt thóc, rễ ra vừa phải là vừa.


Biện pháp khoa học phòng chống bệnh Greening trên cây có múi

 Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 76 ngàn ha trồng cây có múi, trong đó cam và quýt chiếm 63%, bưởi 33%. Tuy nhiên, bệnh vàng lá Greening đã và đang gây thiệt hại nặng trên cây cam soàn, cam sành, bưởi, chanh giấy. Riêng ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp có từ 60% tới gần 100% diện tích cây có múi nhiễm bệnh.


<< < 28 29 30 31 32 > >>