Với mục tiêu luôn áp dụng TBKT vào sản xuất để tăng cao năng suất chất lượng cây trồng, bước vào đầu vụ mùa này Trạm BVTV & GCT Nghĩa Đàn, Nghệ An đã đưa giống lúa lai SL8H-GS9 vào gieo trồng khảo nghiệm. Kết quả năng suất đã cho thu hoạch được 7,08 tấn/ha, cao hơn giống lúa lai truyền thống 1,74 tấn/ha.
Với cây ngô đông sử dụng phương pháp gieo bầu ngô và kỹ thuật làm đất tối thiểu giúp nông dân có thể triển khai được diện tích vụ đông lớn đúng thời vụ trong thời gian ngắn.
Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Có hai loại: Củ to tròn và củ nhỏ dài. Đa số các loại giống có thời gian sinh trưởng 60 –65 ngày. Khi trồng nên chọn củ già (củ ngừng tăng trưởng ) có màu tím sậm. Lượng giống để sản xuất hành thương phẩm cần 60 –90 kg/ 1.000 m2, trồng để giữ giống 300-400 kg/ 1.000 m2. Thời vụ: Ở Sóc Trăng thời vụ trồng giữ giống vào tháng 4 – 5 ÂL, vụ mùa trồng hành thương phẩm tháng 9 - 10 – 11ÂL, thu hoạch tháng 11 - 12 - 1 ÂL ; ở Bến Tre thường xuống giống vào giữa tháng 9 – 10 ÂL thu hoạch tháng 11 – 12 ÂL.
Cá có nguồn gốc từ Nhật và có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 – 270 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Cây giống được tạo ra từ kỹ thuật cấy mô nhằm trẻ hoá nguồn giống. Thực hiện nhân giống để gia tăng số lượng và chọn cây giống tốt để sản xuất thương phẩm. Cành giâm được cắt đều từ 8 -10 cm, xử lý gốc bằng thuốc kích thích ra rễ sau đó cắm vào giá thể cát hoặc đất được sàng mịn, giữ ẩm 70-75% cho đến khi ra rễ. Thời gian giâm cây đến khi trồng được khoảng 15 - 20 ngày.
Kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng giúp cho cây trồng sinh trưởng và kiến tạo năng suất, nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch.
Có 4 loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng, nuôi lồng, nuôi ao đất, nuôi bể ximăng. Tùy thuộc điều kiện tự nhiên, vị trí nuôi từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp.
Bên cạnh một số loài sâu bệnh hại như sâu xanh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bệnh thối trái, bệnh loét… thì bù lạch cũng là một đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại cho cây quất cảnh.
Hỏi: Vừa qua, nhân ghé thăm người đồng đội cũ ở Đồng Tháp, tôi thấy trên vườn nhà anh có một cây ổi trái không có hạt, ăn rất ngon (anh nói là giống ổi Phugi). Tôi định xin giống ổi này về trồng tại vườn của nhà mình, nhưng cả hai chúng tôi đều loay hoay không biết phải làm sao, vì chúng không có hạt làm sao có cây con? Xin quý báo cho biết đặc điểm của giống và hướng dẫn cách để nhân giống loại ổi không hạt này?
Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.