00:00 Số lượt truy cập: 3230394
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Nhọc nhằn mầm cải

Sáng sớm, về tổ 6 (khối phố 2, phường Trường Xuân, Tam Kỳ) sẽ không khó nhận ra sự tất bật của nông dân bên những đám cải mầm. Mỗi lứa cải mầm “xuống chợ” là thêm một niềm vui cũng như thêm những nỗi lo canh cánh.


Mô hình trồng cây luân canh ở Lũng Thầu

Xã Lũng Thầu (Đồng Văn) có trên 360 hộ với 1.760 hộ đang sinh sống ở 6 thôn. Cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn do xã thiếu đất sản xuất, điều kiện khí hậu lại khắc nghiệt, bà con chưa có nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, chăn nuôi nên năng suất, sản lượng cây trồng đạt thấp.


Phát triển cây ớt Hiểm Lai ở Phú Bình (Thái Nguyên)

Trung bình mỗi ha ớt Hiểm Lai 207 đang cho người dân xã Thanh Ninh (Phú Bình - Thái Nguyên) thu nhập trên dưới 190 triệu đồng. Những người dân khi được hỏi về hiệu quả loại ớt này đều tỏ rõ sự hồ hởi và có chung nhận xét: Đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất từ trước đến nay. Bởi thế, ngày càng có nhiều hộ dân trên địa bàn Phú Bình chọn ớt Hiểm Lai 207 để phát triển kinh tế.


Hiệu quả từ mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm, để phòng trừ sâu hại rau ở Quảng Ngãi

Mới đây Trung tâm bảo vệ thực vật miền Trung (Cục bảo vệ thực vật) đã tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả từ mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm, để phòng trừ sâu hại rau tại thôn 6, xã Nghĩa Dũng (thành phố Quảng Ngãi). Mục đích của mô hình là nhằm giúp nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho nông dân và người tiêu dùng.


Trồng khổ qua lấy hạt

Từ năm 2007 Cty Đông Tây ở TPHCM ký hợp đồng trồng khổ qua (mướp đắng) lấy hạt giống F1 với một số hộ ở thị trấn nông trường Liên Sơn (Văn Chấn, Yên Bái), diện tích ban đầu chỉ dăm ba sào. Từ đó đến nay, diện tích khổ qua đã lên tới hàng chục ha, không chỉ bà con người kinh, hiện bà con các dân tộc: Thái, Mường, Tày… trên khắp cánh đồng Mường Lò cũng đã trồng khổ qua lấy hạt.


Đông Hoà (Phú Yên): Nuôi dông trên cát - Mô hình mới cho thu nhập cao

Là huyện nằm giáp biển, nhiều đất cát, những năm qua nông dân các xã ven biển của huyện Đông Hòa (Phú Yên) trồng cây phi lao, bạch đàn để chắn gió, cát. Nhưng gần đây, trên vùng đất cát huyện Đông Hòa đưa vào nuôi dông, mở ra hướng phát triển mới.


Trồng nấm rơm - Mô hình thoát nghèo có hiệu quả ở Tiền Giang

Nhiều năm qua, mô hình trồng nấm rơm ở xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè - Tiền Giang) được nhiều người biết đến như một mô hình làm ăn có lãi, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho gia đình. Trước đây, mô hình này đã có từ rất lâu ở địa bàn huyện, nhưng quy mô còn rất nhỏ và nằm rải rác ở các xã, ban đầu chỉ có một vài hộ trồng, cho năng suất rất thấp. Trong năm 2001, trên cơ sở thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, huyện quy hoạch khu vực và xây dựng dự án trồng nấm rơm ở các xã Bắc Quốc lộ I: Hậu Mỹ Trinh, Mỹ Lợi A - B, Mỹ Tân, Mỹ Trung, Mỹ Đức Tây, Hậu Mỹ Bắc A.


Bông điên điển An Giang đắt hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Mùa nước nổi năm nay tuy không lớn, nhưng cũng kịp để cho những chòm điên điển trổ bông, mang lại thu nhập cho người dân nông thôn An Giang, do hiện nay bông của loài cây này đã trở thành món ăn được ưa chuộng khắp nơi. Chị sáu Hiền, người chuyên mua bán rau quả đường dài, ngụ phường Châu Phú B (thị xã Châu Đốc) cho biết, hiện nay mỗi ngày chị mua gom của người hái chở lên thành phố Hồ Chí Minh giao về chợ đầu mối Bình Điền hàng trăm ký mà vẫn không đủ bán.


Cỏ ngọt hoá... đắng

Cỏ ngọt (còn gọi là cỏ đường, cỏ mật...) là loại cây trồng lấy đường có độ ngọt gấp tới 30 lần so với độ ngọt của đường mía. Loại cây này có nhiều hữu ích trong ngành dược liệu, đồng thời là cây trồng có giá trị kinh tế rất cao. Kỳ vọng là thế nhưng cỏ ngọt đem về trồng thử nghiệm tại Bắc Giang đang chết hàng loạt.


Lợi ích chuyển 3 vụ sang 2 vụ lúa/năm

Mới đây tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Trung tâm KNKN tỉnh và Trạm KNhuyện Tây Sơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình sản xuất 2 vụ lúa/năm thay 3 vụ lúa/năm trên diện tích 5 hecta tại cánh đồng Cây Ké, thị trấn Phú Phong với 59 hộ tham gia; vụ đông xuân 2009-2010 gieo trồng giống lúa lai D.ưu 527, vụ thu gieo trồng giống lúa lai Bio 404, thực hiện theo qui trình kỹ thuật sản xuất lúa lai do Sở NN- PTNT Bình Định ban hành.


<< < 137 138 139 140 141 > >>