Trong vô vàn thất bại trong sản xuất nông nghiệp có lẽ mất mát do thiên tai là ác nghiệt, cay đắng nhất. Trường hợp sau đây là một điển hình cho thấy làm nông nghiệp cực kỳ rủi ro...
Đang làm chủ HTX Nông-Thương-Tín ăn nên làm ra, đùng một cái ông xung phong đi làm chủ nhiệm HTX trồng và chưng cất dầu sả. Vỡ mộng cây sả, ông lênh đênh theo những bè lâm sản trên hồ Thác Bà kiếm kế sinh nhai, rất may là cây cà phê Catimo đến. Ngỡ rằng cây cà phê sẽ là cái phao cứu ông thoát khỏi sóng gió vùng hồ, nhưng khốn thay một lần nữa ông lại vỡ mộng…
Mới đây, có dịp trở lại xã Lâm Kiết (Thạnh Trị - Sóc Trăng), nơi có trên 52% dân số là người Khmer, tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự thay đổi nhanh chóng của vùng quê này. Đường về trung tâm xã thông suốt 2 mùa mưa nắng, hai bên đường là những cột điện bê - tông thẳng tắp. Tất cả có được nhờ sự đầu tư của Chương trình 135.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng. Trải qua nhiều thất bại lẫn thành công, đến nay anh đã xem cá bống tượng là vật nuôi giúp gia đình anh thoát nghèo và vươn lên khá giả.
Những năm gần đây diện tích nuôi thuỷ sản của xã Chân Sơn (Yên Sơn - Tuyên Quang) không ngừng được mở rộng, góp phần vào việc chuyển dịch hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm việc làm cho người dân nơi đây.
Vụ hè thu năm nay, nông dân xã Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) tăng diện tích trồng dưa hấu lên trên 55 ha. Giống dưa được đưa vào canh tác cho quả to dài, mỏng vỏ, chắc giòn, ngọt... nên được thị trường chấp nhận.
Được coi là xã đồng bằng của huyện Tuy An (Phú Yên) nhưng thực tế diện tích đất bằng phẳng của An Nghiệp chỉ chiếm 2/3, còn lại là đồi núi. Tổng diện tích tự nhiên tuy lớn nhưng dân số ít, phân bố không đồng đều giữa các thôn là những khó khăn của địa phương trong quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để khắc phục những hạn chế, khó khăn, lãnh đạo xã chủ trương thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa.
Năng suất tăng mạnh, giá cả hấp dẫn, hàng nghìn nông dân ở Quảng Nam đang ngất ngây trong hương vị ngọt ngào của mùa dưa hấu trái vụ...
Cận rằm tháng bảy, quả na ở miền biên giới Lạng Sơn tấp nập người bán, kẻ mua. Na năm nay được giá, quả to bán được gần 40.000 đồng/kg. Thứ quả đặc sản này không còn cảnh: đắt hàng đầu vụ, đổ đi cuối mùa như những năm trước.
Chúng tôi đến xóm Khe Đù, xã Phúc Thuận (Phổ Yên) đúng vào ngày bà con nhân dân nơi đây tổ chức đón nhận Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap đối với sản phẩm nhãn Khe Đù. Thưởng thức những trái nhãn to, căng tròn, ngọt lịm, chúng tôi cảm nhận được cả sự nhọc nhằn của bà con khi cải tạo một vùng rừng núi hoang vu thành một vùng đất cho nhiều quả ngọt.