Trước đây, vào những năm 90 phong trào nuôi trăn ở huyện Cái Bè rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho nông dân. Tuy nhiên, sau một thời gian giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nên nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi một vài con "làm kiểng".
Năm 2009, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đề án phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao. Vùng lúa này được xây dựng là 70.000ha. Một trong những vấn đề trọng tâm được tỉnh này quan tâm đến chiến lược phát triển lúa nước là hạt giống.
Cách đây hơn mười năm, cán bộ khuyến nông xuống cơ sở "cầm tay chỉ việc" để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho nông dân tiếp cận với giống, kỹ thuật canh tác mới. Với cách làm đó nhiều hộ nông dân ở Phú Thọ thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Hơn 2 năm nay, phong trào trồng rau màu ở xã Minh Hòa (Châu Thành - Kiên Giang) phát triển khá nhanh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân Khmer trên địa bàn. Hiện chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân nhân rộng mô hình.
Phải mất gần 20 năm vật lộn với mảnh ruộng khoán, những nông dân ở Tứ Kỳ (Hải Dương) mới tìm ra được phương thức chuyên canh dưa thay vì thâm canh “2 lúa, 1 màu” trước đó. Cách làm của họ tuy còn mang tính tự phát song vẫn hình thành 4 vùng chuyên canh dưa cho giá trị kinh tế cao.
Đã qua cái thời người dân Tam Đa (Yên Phong) quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn không đủ ăn. Tam Đa ngày nay luôn xanh mát bởi những vườn cây, ao cá, chuồng trại. Người dân Tam Đa đã từng bước thoát nghèo nhờ mô hình trang trại mới.
Vốn đầu tư ít, thu lãi nhiều, dễ nuôi, hiện nghề nuôi kỳ đà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đang đầy triển vọng phát triển.
Nhờ đầu tư trồng rừng nguyên liệu, xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ - Nghệ An) đã có bước đổi thay nhanh chóng. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều tỷ phú.
Lấp Vò là một trong những huyện đầu tiên trong tỉnh thực hiện mô hình luân canh lúa-tôm, đến nay diện tích nuôi tôm trong huyện gần 200 ha, mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết được việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, bên cạnh đó góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại những vùng nuôi tôm tập trung.
Liên kết, bàn nhau cách làm ăn, giúp, hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm nuôi, cách vệ sinh ao đầm, bảo vệ tài sản chung, sẵn sàng chia sẽ những rủi ro, cùng nhau phát triển sản xuất nuôi trồng là một mô hình mới đang được triển khai tại xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bắt đầu từ năm 2010.