Xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh - Phú Yên) có 8 thôn buôn, hơn 500 hộ dân, toàn xã hiện có khoảng 9 ha cây ca cao do Chương trình 135 giai đoạn 2 hỗ trợ, trong đó thôn Yên Sơn, 2A và 2B có 2 ha, được giao cho 4 hộ trồng thí điểm. Đến nay, ca cao được hai năm tuổi đã bắt đầu ra hoa kết trái, song tỉ lệ cây sống và trưởng thành rất thấp do thiếu nước tưới và không có cây che bóng mát.
Cũng như nhiều huyện vùng cao khác của tỉnh Lào Cai và toàn quốc, đợt rét đầu năm 2008 đã làm cho trên 1.200 con trâu, nghé và một số gia súc khác của huyện Bắc Hà bị chết do rét, thiếu thức ăn. Trước thực tế này, được sự đầu tư của trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Quốc gia, trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã phối hợp trạm Khuyến nông Bắc Hà đưa giống cỏ voi VAO6 trồng thí điểm.
Trong lúc người nuôi bò sữa ở nhiều địa phương đang lao đao vì sản phẩm khó tiêu thụ thì tại một vùng quê nghèo của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, mô hình nuôi bò sữa của nông dân lại cho kết quả rất khả quan. Với quy trình khép kín từ cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, thu hoạch cho đến tiêu thụ sản phẩm, nghề nuôi bò sữa ở đây đã và đang giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững. Một bộ phận trong số đó đã vươn lên làm giàu...
Bồ câu là loài chim thường được mọi người nuôi chủ yếu là để làm cảnh cho “vui cửa, vui nhà”, còn nuôi bồ câu để làm kinh tế thì hẳn là nhiều người còn chưa nghĩ tới.
Dê, cừu được xem là con vật dễ nuôi và mang lại thu nhập cao vì thịt dê, cừu được xem là món ăn đặc sản trong các quán ăn, nhà hàng. Nắm bắt nhu cầu này, nông dân Trần Ngọc Khang, ngụ ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên) đã mở rộng chuồng, trại nuôi dê, cừu thu lợi nhuận mỗi năm trên 100 triệu đồng. Đây là mô hình chăn nuôi hiẹu quả ở vùng Bảy Núi.
Sau hơn một năm lao đao vì chè rớt giá, thậm chí không tiêu thụ được; nay vùng chè Hải Hà như “sống” lại. Đi đâu cũng thấy tiếng vo vo ngày đêm của những chiếc máy sao chè mi ni ở nhiều hộ dân. Trên những vườn chè đang vào độ chính vụ, người dân hối hả hái những búp chè non.
HTX Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là địa phương có diện tích hàng trăm ha đất cát, trước đây người dân chủ yếu trồng khoai, sắn và dưa hấu. Tuy nhiên do chỉ trồng các giống dưa địa phương nên năng suất và chất lượng chưa cao, giá bán thấp.
Bồ câu là loài chim thường được mọi người nuôi chủ yếu là để làm cảnh cho “vui cửa, vui nhà”, còn nuôi bồ câu để làm kinh tế thì hẳn là nhiều người còn chưa nghĩ tới. Thế nhưng, anh Đặng Văn Cẩn trú tại xóm 2, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng sau một lần tình cờ xem một chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình nuôi bồ câu trên đài truyền hình, nhận thấy đây là một mô hình mới mẻ, có nhiều triển vọng và có thể làm giàu, nên anh đã quyết định tiến hành nuôi thử nghiệm 10 cặp chim bồ câu đầu tiên. Sau hơn 2 năm, với đức tính ham học hỏi và sự quyết tâm, giờ đây anh Cẩn đã xây dựng cho mình một mô hình nuôi chim bồ câu khá hoàn chỉnh , với khoảng hơn 200 cặp bồ câu đang sinh sản, thu nhập hàng tháng sau khi trừ các chi phí chăm sóc, cũng đem về cho gia đình anh từ 7 - 8 triệu đồng tiền lãi.
Phương pháp canh tác an toàn, cho năng suất khá, nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu, mức thu nhập lý tưởng từ 140 đến 180 triệu đồng/ha diện tích là điều mà nông dân huyện Lương Sơn được thấy khi tham gia vào dây truyền sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ngần ấy thôi đã thuyết phục họ vững tin rằng đây chính là chiếc “chìa khoá” mở ra “cánh đồng” no ấm.
Mô hình vườn nông nghiệp đang được coi là hướng đi mới, mở ra triển vọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, cải thiện môi trường ở khu vực nông thôn.