Biết anh Bùi Đức Long thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn - Bắc Giang) có ý định đầu tư trồng cam đường Canh, nhiều người có cả kỹ sư chuyên ngành trồng trọt đến khuyên không nên thâm canh loại cây này vì nó dễ nhiễm bệnh vàng lá gân xanh - một bệnh nguy hiểm chưa có thuốc chữa. Mặc dù đắn đo, nhưng không bỏ cuộc bởi anh biết rằng chẳng có việc gì là dễ dàng cả.
Người dân xã Nguyên Lý (Lý Nhân - Hà Nam) vốn có nghề làm bánh đa nem. Trước đây do làm thủ công nên để có mẻ bánh phải huy động cả nhà tham gia. Công bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả thu về chẳng đáng là bao khiến không ít thanh niên bỏ đi nơi khác kiếm sống. Kể từ khi Trần Đức Kiên đưa máy tráng bánh đa nem tự động về, làng nghề nơi đây đã nhộn nhịp trở lại.
Có một làng hoa ven sông Bồ đang từng ngày phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, giúp bà con nông dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là làng hoa La Vân Hạ, xã Quảng Thọ (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế).
Nhờ trồng rau gia vị, nông dân xã Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội) có cuộc sống khá giả. Đặc biệt, bà con còn mạnh dạn mở rộng diện tích vùng trồng rau an toàn để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Hiện Đông Dư đã trở thành thành vùng trồng rau gia vị bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm lớn nhất Thủ đô hiện nay.
Xã Yên Phú (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây nổi lên như một địa chỉ được nhiều người tìm đến học hỏi về mô hình thoát nghèo từ nuôi nhím hộ gia đình. Toàn xã hiện có gần 20 hộ nuôi nhím, đạt mức thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Cá biệt, hộ gia đình anh Dương Thế Công, năm vừa rồi nhờ phát triển mô hình nuôi nhím và cá, đã đạt thu nhập hơn 800 triệu đồng/năm.
Tỉnh Tiền Giang có khoảng 68 nghìn ha cây ăn quả , dẫn đầu các địa phương trong toàn quốc. Nhờ "thiên thời, địa lợi" nên cây trái Tiền Giang luôn xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, mô hình trồng cây ăn quả ở tỉnh Tiền Giang được nâng lên theo hướng chuyên canh, chất lượng cao, người trồng cây ăn quả ở địa phương đa phần đều có cuộc sống khá giả.
Cá tầm là loài cá xương sụn đã xuất hiện cách đây gần 200 triệu năm, và là một trong những loài cá vây tia cổ nhất hiện nay. Chúng sống chủ yếu tại các vùng nước lạnh ở Nga. Từ lâu, cá tầm đã nổi tiếng là một trong những món ăn đắt đỏ dành cho những người giàu có. Hiện tại Công ty Tầm Long – Đa Mi (một trong những thành viên của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam) đã mang giống cá tầm ở Nga về nuôi thử nghiệm dưới lòng hồ thủy điện Đa Mi (thuộc địa phận huyện Tánh Linh – Bình Thuận) rất thành công.
Bộ ghế Sôfa được làm bằng cọng lục bình thắt bím, đan mặt ca rô với sợi buông và sử dụng gỗ tràm làm khung, được đặt trang trọng tại văn phòng trưng bày của xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lục bình Cát Tường (ấp Bình Hòa, xã Mỹ Khánh, Long Xuyên). Chị Nguyễn Thị Phượng Loan, Giám đốc Công ty TNHH Tấn Bảo cho biết, đây là sản phẩm “đầu tay” của nhóm học viên tại xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới.
Những năm gần đây, Đông Sơn - Thanh Hoá đã phát triển nhanh các loại hình kinh tế trang trại. Nhiều mô hình mới, cách làm hay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Mặc dù mới “bén duyên” đất Tam Điệp (Ninh Bình) không lâu nhưng cây hoài sơn (củ mài) đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế khi giúp nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên khấm khá...