Tận dụng tiềm năng đất dưới tán rừng để phát triển trồng cây thảo quả là hướng đi đúng ở xã Dền Sáng (huyện Bát Xát-Lào Cai). Với cách phát triển kinh tế này, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt và người dân sống ở vùng rừng, ven rừng có thu nhập cao.
Nếu như hơn chục năm về trước, chè Việt Nam chỉ xuất khẩu được cho 3 quốc gia thì đến nay người tiêu dùng ở hơn 110 quốc gia đã biết đến; trong đó có những nước mà chè gần như là thức uống hàng ngày như Ấn Độ, Anh, Trung Quốc, Kênya, Nam Phi... Thương hiệu “che Viet” đã được đăng ký và bảo hộ tại trên 70 quốc gia và khu vực như EU, Bắc Mỹ, Nga... Các thị trường mới liên tục được mở rộng như Đức, Hà Lan, Ả rập – Xê út... Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán ở các quốc gia có sản lượng xuất khẩu chè lớn như Ấn Độ, Srilanka, Pakistan khiến cho chè giảm. Đó là điều có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè đen của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến và xuất khẩu chè trên địa bàn huyện Đoan Hùng nói riêng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Sau 15 tháng đưa vào nuôi thử nghiệm tại 2 phường Sông Bờ và Cheo Reo (thị xã Ayun Pa - Gia Lai), mô hình nuôi heo rừng đã và đang thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho địa phương trong thời gian tới.
Năm 2009 là năm đầu tiên Văn Chấn (Yên Bái) triển khai chương trình sản xuất khoai tây hàng hoá và theo kế hoạch năm 2010, huyện tiếp tục triển khai với diện tích 200 ha. Nhưng trong việc liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, mỗi người cần hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình.
Hội nông dân tỉnh Ninh Bình đang thực hiện nhiều phương thức giúp người nông dân xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình: hỗ trợ vốn cho nông dân thông qua quỹ hỗ trợ nông dân của các cấp hội, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp cho hộ nông dân nghèo vay vốn chăn nuôi, trồng trọt và phát triển sản xuất. Nhờ những nguồn vốn trên, đến nay toàn tỉnh đã có gần 3 nghìn hộ nông dân có thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên.
Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, giá cả và tính cạnh tranh sản phẩm thuốc lá điếu. Trong nhiều năm qua. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã có nhiều nỗ lực để phát triển vùng trồng nguyên liệu trong nước phục vụ sản xuất, thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà nước giao về công tác xóa đói, giảm nghèo, tham gia phát triển kinh tế các vùng sâu, vùng xa.
Những ngày cuối tháng 4 này chúng tôi có dịp trở lại thăm xã Ba Trại của huyện Ba Vì vào đúng lúc bà con vừa đốn tỉa cây chè chuẩn bị cho lứa chè mới. Ba Trại là một trong 7 xã miền núi đã và đang phát triển mà nguồn thu nhập chính là từ cây chè. Với lợi thế đất đai và khí hậu thuận lợi để phát triển loại cây này, huyện Ba Vì nhiều năm qua đã tạo mọi điều kiện để xây dựng thương hiệu chè Ba Vì với mục tiêu đưa cây chè trở thành cây nông nghiệp chính của huyện.
Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con. Được biết hầu hết đàn bò nuôi của những hộ nông dân đều được mua về từ huyện Tri Tôn, Tịnh Biên ( An Giang), bò trước khi mua thường ốm do lượng cỏ cho ăn ít. Do vậy, sau khi mua về được nông dân chăm sóc và cho ăn đầy đủ nên bò tăng trọng và phát triển khá nhanh.
Sau thời kỳ suy vì giá cả sụt giảm và bệnh dịch đốm lá, thối củ, giá gừng thương phẩm lại gia tăng đột biến, 1 ha trồng gừng có thể thu lợi nhuận trên 500 triệu đồng...
Dọc tuyến đường Điện Nam - Điện Ngọc thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nhà nào cũng tranh thủ trồng cỏ nếu có khoảnh đất trống. Thời điểm được giá, họ có thể bán được 30.000đ/m2 cỏ.