Sức hấp dẫn của giá lúa đang đứng ở mức cao cộng với những cơn mưa lớn trái mùa (ruộng có sẵn nước) đã khiến nhiều nông dân không thể cưỡng lại đành xé rào gieo sạ lúa sớm.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thị trường xuất khẩu các loại quả tươi có nguồn gốc nhiệt đới khá lớn, song phải cạnh tranh quyết liệt với trái cây của các quốc gia khác trong khu vực và đặc biệt phải có giấy chứng nhận chất lượng và đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nơi nhập khẩu. Bên cạnh đó, trái cây xuất khẩu phải có số lượng lớn, song hiện nay đa số nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, chưa phát triển được rộng rãi hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh theo hướng trang trại, HTX, tạo mối liên kết đồng bộ giữa sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Đây là những rào cản buộc các nhà vườn phải vượt qua để trái cây Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường trong nước và rộng đường xuất khẩu.
Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò...
Ông Phạm Hữu Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hồ hởi: “Khởi đầu vụ cá nam, ngư dân các xã bãi ngang huyện Lệ Thủy đã trúng mùa cá bạc má. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Ngư Thủy Nam, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá bạc má đánh bắt ước tính từ 5 đến 6 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá bạc má lớn nhất từ trước đến nay”.
Dự án "vay bò trả bê" do Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang thực hiện từ ngày 14/11/2002, tại 19 xã vùng đặc biệt khó khăn của 5 huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, tổng số vốn ban đầu là 444 con bò giống cái, được bàn giao cho 444 hộ nghèo và gia đình chính sách nuôi.
Sản xuất vụ thu đông ở Hà Tĩnh, vùng "chảo lửa, túi mưa" thường gặp không ít khó khăn bởi thời tiết bất thuận, mưa phùn rét, nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao. Đặc biệt vụ đông năm 2010 là một trong những năm có thời gian rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông. Mặc dù "thiên không thời" nhưng mô hình trồng cải đá cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.
Thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp từng vùng sinh thái, cuối tháng 1/2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Nông (Đồng Tháp) chọn cây vừng (mè) để trồng trên nền sản xuất lúa của HTX nông nghiệp Tân Phát, ấp 2, xã An Hòa.
Mô hình nuôi vịt siêu thịt theo hướng an toàn sinh học của hộ anh Đinh Văn Liêm (ấp Tân Hiệp, xã Tân Long, huyện Mang Thít, Vĩnh Long) với số lượng nuôi 240 con, diện tích nuôi 300m2 theo phương thức nhốt nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ia Trôk là xã nằm về phía Nam huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Từ một xã vùng sâu nghèo, nay nhờ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh công tác khuyền nông đã làm cho bộ mặt nông thôn ở Ia Trôk ngày càng khởi sắc, cuộc sống của người dân ngày một no ấm, hạnh phúc.