Ấm Hạ là một xã miền núi của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong những năm qua, Hội nông dân của xã đã không ngừng định hướng cho người nông dân chuyển đổi mô hình kinh tế nông- lâm- ngư- nghiệp và đạt hiệu quả. Có nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay tại chính quê hương mình. Trong hướng đi chung ấy, hơn 10 năm qua, trồng rừng gắn với chế biến gỗ tại chỗ đã và đang được người dân áp dụng và mang lại lợi ích kinh tế cao.
Hiện nay nhiều bà con nông dân ở thôn Tân Lập 3, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), trồng khoai sáp mang lại hiệu quả kinh tế cao chính trên chân đất lúa.
Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Thái Bình đã tạo được cuộc “cánh mạng” có sức lan toả sâu rộng, dần làm thay đổi cuộc sống người dân quê lúa.
Nhờ tích cực mở rộng diện tích trồng khoai sọ, mấy năm gần đây, nông dân xã Khám Lạng (Lục Nam) có nguồn thu 6 - 8 tỷ đồng/năm.
Từ lâu miến dong Bình Liêu đã nổi tiếng. Miền đất rẻo cao này có chất vi lượng và vùng tiểu khí hậu phù hợp, cho phép trồng dong riềng trên diện rộng với chất lượng cao.
Trong những năm qua, huyện vùng trũng Ứng Hòa đã phát huy được lợi thế phát triển kinh tế trang trại, từng bước nâng cao thu nhập trên phần diện tích cấy lúa kém hiệu quả. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thật sự mang lại hiệu quả, Ứng Hòa cần khắc phục một số khó khăn về quy hoạch, nguồn vốn và tiêu thụ nông sản.
Vùng cát nội đồng ở vùng Đông Gio Linh (Quảng Trị) có diện tích khá lớn. Thời kỳ trước, đây là vùng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do nạn cát bay, cát lấp và không có nước để sản xuất.
Qua khảo sát tại một số vùng nguyên liệu chè ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) đã phát hiện tình trạng sản xuất chè bẩn diễn ra một cách tràn lan, nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây nên những tác hại khôn lường.
Với trên 70% dân số, thị trường nông thôn được coi là mảnh đất đầy tiềm năng, hấp dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào khi về với bà con cũng thành công, bởi đầu tư vào thị trường này cần có chiến lược kinh doanh bài bản và dài hạn.
Làng muối Tam Đồng, xã Thụy Hải (Thái Thụy) là nơi duy nhất còn duy trì nghề muối ở Thái Bình. Thế nhưng, do giá muối liên tục giảm nên đời sống của hàng nghìn diêm dân rơi vào khó khăn, đang có nguy cơ phải bỏ nghề.