00:00 Số lượt truy cập: 2667062
Mô hình ứng dụng KH&CN

Hà Vị phát triển đàn bò

Hiện nay, nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong triển khai Đề án phát triển đàn bò thì ở Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia thực hiện đề án. Từ cuối năm 2006 đến nay, toàn xã đã triển khai đăng kí mua cho các hộ chăn nuôi 50 con bò. Hiện nay, có 40 hộ tiếp tục đăng kí và sẽ được cung cấp.


Hưng Yên: Hỗ trợ trồng chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô

Thực hiện dự án “Ứng dụng Tiến bộ kỹ thuật khảo nghiệm một số cây rau màu mới”, từ đầu năm đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ các xã Minh Tân, Phan Sào Nam – huyện Phù Cừ và phường Lam Sơn - thị xã Hưng Yên, trồng 2,6 ha chuối tiêu hồng.


TP.Hồ Chí Minh: Liên kết nuôi heo sạch

Lần đầu tiên những "đại gia" nuôi heo ở huyện Củ Chi (TP.HCM) đã cùng nhau liên kết nuôi heo bằng quy trình an toàn để có sản phẩm heo sạch cung cấp cho thị trường. Đây được coi là bước đột phá của HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong trong thời điểm hiện nay...


Lúa lai 'về' đất Cát Sơn

Đã bao đời nay, người dân xã Cát Sơn (Phù Cát - Bình Định) quen với việc sản xuất 3 vụ lúa/năm. Vất vả quanh năm nhưng cuộc sống vẫn nghèo khó do năng suất lúa bấp bênh. Vậy mà như có phép lạ, từ khi chuyển sang sản xuất 2 vụ /năm với giống lúa lai Nhị ưu 838, công việc của nhà nông như nhàn hẳn mà hiệu quả kinh tế cao lại cao hơn.


Khí thải trong chăn nuôi - nguồn năng lượng hữu ích

Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở tỉnh Tiền Gang phát triển rất mạnh. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường từ nước và chất thải trong chăn nuôi rất đáng báo động. Để khắc phục vấn đề này và hướng đến chăn nuôi bền vững, nông dân tỉnh Tiền Giang đã và đang thực hiện chương trình xây dựng hầm biôgas bảo vệ môi trường. Được biết, chương trình này rất hữu dụng không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà qua sáng tạo của nông dân đã tạo ra nguồn năng lượng quý giá cần thiết cho cuộc sống.


Cánh đồng mè Phong Mỹ

Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp, những năm gần đây, xã Phong Mỹ (Cao Lãnh - Đồng Tháp) đã mạnh dạn đưa cây mè (vừng) vào sản xuất. Đây là mục tiêu giúp nông dân ứng dụng tốt những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành, góp phần cải thiện đời sống nông dân.


Hà Nội: Công ty Hà An xây dựng mô hình rau an toàn khép kín mới

Vừa qua, Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nông sản an toàn Hà An phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật HN (BVTV) đã thuê đất của nông dân phường Giang Biên (quận Long Biên) để thực hiện mô hình sản xuất Rau An Toàn khép kín.


Đồng Nai: Hợp tác xã rau sạch Trường An phát triển nhờ có thương hiệu

Những ngày đầu năm nay, trong khi nhiều hộ nông dân ở xã Xuân Phú thuộc huyện miền núi Xuân Lộc (Đồng Nai) khó tiêu thụ rau vì giá chỉ có 500 đồng/kg rau, thì hợp tác xã (HTX) rau an toàn Trường An- đơn vị HTX rau duy nhất ở huyện Xuân Lộc vẫn bán được với giá gấp rưỡi, gấp đôi ở các hệ thống siêu thị của Thành phố Hồ Chí Minh (T.P HCM) bởi có thương hiệu "rau an toàn" đã được Sở Khoa học - Công nghệ Đồng Nai công nhận.


Hà Tây - Hiệu quả ứng dụng công nghệ vào đồng ruộng

Trong thời gian qua, ngành Khoa học Công nghệ (KHCN) luôn đổi mới hoạt động quản lý khoa học nhằm gắn chặt nghiên cứu, triển khai ứng dụng KHCN với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Đắc Lắc ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất nông lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, tỉnh Đắc Lắc đã tạo ra được sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, trong đó, nổi bật là những thành tựu của ngành nông nghiệp về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản lượng, phục vụ yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.


<< < 6 7 8 9 10 > >>