00:00 Số lượt truy cập: 3226527
Mô hình ứng dụng KH&CN

Lúa lai 'về' đất Cát Sơn

Đã bao đời nay, người dân xã Cát Sơn (Phù Cát - Bình Định) quen với việc sản xuất 3 vụ lúa/năm. Vất vả quanh năm nhưng cuộc sống vẫn nghèo khó do năng suất lúa bấp bênh. Vậy mà như có phép lạ, từ khi chuyển sang sản xuất 2 vụ /năm với giống lúa lai Nhị ưu 838, công việc của nhà nông như nhàn hẳn mà hiệu quả kinh tế cao lại cao hơn.


Khí thải trong chăn nuôi - nguồn năng lượng hữu ích

Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở tỉnh Tiền Gang phát triển rất mạnh. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường từ nước và chất thải trong chăn nuôi rất đáng báo động. Để khắc phục vấn đề này và hướng đến chăn nuôi bền vững, nông dân tỉnh Tiền Giang đã và đang thực hiện chương trình xây dựng hầm biôgas bảo vệ môi trường. Được biết, chương trình này rất hữu dụng không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà qua sáng tạo của nông dân đã tạo ra nguồn năng lượng quý giá cần thiết cho cuộc sống.


Cánh đồng mè Phong Mỹ

Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp, những năm gần đây, xã Phong Mỹ (Cao Lãnh - Đồng Tháp) đã mạnh dạn đưa cây mè (vừng) vào sản xuất. Đây là mục tiêu giúp nông dân ứng dụng tốt những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành, góp phần cải thiện đời sống nông dân.


Hà Nội: Công ty Hà An xây dựng mô hình rau an toàn khép kín mới

Vừa qua, Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nông sản an toàn Hà An phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật HN (BVTV) đã thuê đất của nông dân phường Giang Biên (quận Long Biên) để thực hiện mô hình sản xuất Rau An Toàn khép kín.


Đồng Nai: Hợp tác xã rau sạch Trường An phát triển nhờ có thương hiệu

Những ngày đầu năm nay, trong khi nhiều hộ nông dân ở xã Xuân Phú thuộc huyện miền núi Xuân Lộc (Đồng Nai) khó tiêu thụ rau vì giá chỉ có 500 đồng/kg rau, thì hợp tác xã (HTX) rau an toàn Trường An- đơn vị HTX rau duy nhất ở huyện Xuân Lộc vẫn bán được với giá gấp rưỡi, gấp đôi ở các hệ thống siêu thị của Thành phố Hồ Chí Minh (T.P HCM) bởi có thương hiệu "rau an toàn" đã được Sở Khoa học - Công nghệ Đồng Nai công nhận.


Hà Tây - Hiệu quả ứng dụng công nghệ vào đồng ruộng

Trong thời gian qua, ngành Khoa học Công nghệ (KHCN) luôn đổi mới hoạt động quản lý khoa học nhằm gắn chặt nghiên cứu, triển khai ứng dụng KHCN với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Đắc Lắc ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất nông lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, tỉnh Đắc Lắc đã tạo ra được sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, trong đó, nổi bật là những thành tựu của ngành nông nghiệp về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản lượng, phục vụ yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.


Phát triển nông nghiệp hữu cơ từ mô hình kinh tế VACR

Trong phạm vi nông hộ/trang trại, sản xuất nông nghiệp đã tận dụng tối đa những phế phẩm của các hoạt động sản xuất khác nhằm giảm thiểu việc sử dụng phân hoá học và thuốc sát trùng. Đây là một trong những lộ trình tiến tới nền nông nghiệp hữu cơ mang tính khả thi cao, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.


Nuôi gà chuồng lạnh, tiết kiệm thức ăn, lợi nhuận cao

Với ý tưởng làm trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sau khi đi tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi gà trong phòng lạnh, ông Nguyễn Xuân Hy, ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung là người đi đầu xây dựng trang trại chăn nuôi gà khá thành công trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai).


Vĩnh Phúc: Trồng nấm theo công nghệ mới, giảm chi phí, đảm bảo chất lượng nấm sạch

Trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc vừa ứng dụng thành công biện pháp sản xuất nấm theo công nghệ mới đưa năng suất nấm tăng từ 30-40%, giảm 60% chi phí lao động, đảm bảo chất lượng nấm sạch. Mô hình được ứng dụng thành công trên 3 loại nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ với diện tích 120 mét vuống.


<< < 7 8 9 10 11 > >>