Để nâng cao chất lượng nông sản, từ đầu năm 2008 đến nay, nhiều nông dân ở thành phố Tân An, tỉnh Long An đã thực hiện các mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh dùng cho cây rau thay thế dần phân hóa học và phân hữu cơ thô.
Cá - lúa là mô hình sản xuất xen canh trong nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ 89 hộ tham gia với diện tích thả nuôi 60 ha ban đầu, đến nay toàn huyện có gần 200 hộ ở 7 xã trên địa bàn tham gia, cho lãi từ 30 đến 40 triệu đồng/năm/hộ, cao gấp 5 đến 6 lần so với trồng lúa đơn thuần.
Trong chăn nuôi trâu bò muốn có năng suất cao ngoài vấn đề về giống thì thức ăn xanh đóng vai trò quyết định. Trước thực trạng đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, nhu cầu chăn nuôi trâu bò nói chung và bò sữa nói riêng đang ngày càng tăng thì việc đưa nhanh giống cỏ có năng suất, chất lượng cao vào SX sẽ là cứu cánh cho các hộ dân.
Vĩnh Tường là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, các địa phương trong huyện rất chú trọng phát triển các mô hình sản xuất mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để thâm canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích...
Kỹ sư Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Cầu Kè (Trà Vinh) cho biết: Hiện nay bệnh chổi rồng (có nơi còn gọi là vòi rồng) đã lây lan và phát tán trên diện rộng ở hầu hết các diện tích trồng nhãn da bò, gây thiệt hại nặng.
Kỹ sư Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Cầu Kè (Trà Vinh) cho biết: Hiện nay bệnh chổi rồng (có nơi còn gọi là vòi rồng) đã lây lan và phát tán trên diện rộng ở hầu hết các diện tích trồng nhãn da bò, gây thiệt hại nặng.
Cách đây 20 năm,BR -VT là địa phương đứng đầu cả nước trong chế biến và xuất khẩu hải sản. Nay không còn nữa, ngành chế biến thủy sản của BR-VT còn đứng trước nguy cơ tụt hậu vì thiếu quy hoạch.
Chưa năm nào người nuôi tôm ở Quảng Ngãi lại chịu cảnh “thất bát” nhiều như năm nay. Những đồng tôm họ cố gắng gầy dựng bằng bao mồ hôi, công sức và tiền bạc, giờ đây bão lũ đã lấy đi tất cả. Chuyện khôi phục lại nghề nuôi tôm hiện giờ đối với họ còn khó hơn “lên trời”, khi nợ ngân hàng và tiền mua thức ăn cho tôm chất chồng như núi…
Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng cả nước với những vùng chăn nuôi bò sữa truyền thống như Ba Vì, Phù Đổng, Đông Anh, Sóc Sơn… Với lợi thế có địa hình miền núi, ven sông, đồi gò phù hợp cho chăn nuôi gia súc lớn, những năm gần đây, tổng đàn bò ở Hà Nội đã lên tới 209.000 con (trong đó gần 7.100 con bò sữa), chưa kể hàng chục nghìn con dê, ngựa, trâu các loại. Chăn nuôi gia súc lớn đang trở thành thế mạnh đặc biệt cho người dân Thủ đô.
Ngành nông nghiệp đã tổ chức sản xuất 140 ha lúa giống tại Ba Tri (Bến Tre) và các vệ tinh, tăng 16% so kế hoạch. Sản lượng nhập kho 450 tấn, vượt 28%.