Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu dâu tằm" trong kế hoạch từ nay đến năm 2010 nhằm cứu nghề trồng dâu, nuôi tằm - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn một thời của tỉnh đang bị suy giảm đáng kể.
Qua 2 năm củng cố, phát triển đến nay trên địa bàn huyện Phù Ninh có 18 HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX dịch vụ nông nghiệp- điện năng, trong đó có 5 HTX dịch vụ nông nghiệp và 13 HTX dịch vụ nông nghiệp- điện năng với tổng số xã viên là 15.720 người, tăng 120 người so với năm 2006.
Vụ xuân năm nay, huyện Đại Từ đã gieo cấy được 5.686 ha lúa, đạt 101% kế hoạch. Để đảm bảo gieo cấy đủ diện tích lúa trên, ngay từ đầu vụ, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Trạm Thuỷ nông huyện xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ thường xuyên trực tại các hồ chứa điều tiết nước cho các xã, thị trấn…
Giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… thời gian qua đã cho thấy tính hiệu quả bền vững, giúp người nông dân có thu nhập đáng kể từ nghề nông đang là vấn đề được xã Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình - Yên Bái)) đặc biệt quan tâm.
Nhiều nông dân ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng hiện đang tìm mua hoặc trao đổi giống lúa IR50404 để đưa vào sản xuất vụ hè thu sắp tới. Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là do bước sang năm 2009, thị trường xuất khẩu gạo có xu hướng đổi chiều, nhu cầu gạo cấp thấp tăng cao, giá cả hợp lý…
Theo tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, tính đến thời điểm này diện tích các loại cây trồng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là 3.163 ha, trong đó diện tích rau là 1.235 ha, diện tích hoa 1.327 ha chiếm trên 50% diện tích trồng hoa; diện tích chè cành và chè chất lượng cao áp dụng công nghệ tưới phun gần 500 ha.
Tỉnh Đắk Lắk đã phát triển gần 45.000 ha điều tập trung, trong đó nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Ea Kar, Krông Ana. Phát triển điều, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng biên giới bước đầu cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Thực hiện phương án hỗ trợ đầu tư máy nông nghiệp phục vụ sản xuất, UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định kéo dài thời gian hỗ trợ đầu tư cho nông dân đến hết năm 2009; mở rộng hỗ trợ đầu tư thêm các chủng loại máy sản xuất nông nghiệp như máy xới, máy kéo rơm, máy vun vồng, máy sàng lọc hạt giống, máy cấy, máy chan mặt ruộng, các phương tiện vận chuyển thiết bị nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất; khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động trong nông nghiệp.
Năm 2008, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Công ty Bioseed Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô Bioseed 06 (B06) theo hướng tăng mật độ với tổng diện tích 22 ha, 213 hộ tham gia. Mô hình đã được thực hiện trên nhiều loại đất (đất soi bãi, đất ruộng một vụ, đất ruộng hai vụ lúa), cả ở vụ xuân và vụ đông, trên các vùng sinh thái khác nhau của huyện. Năng suất của mô hình đạt từ 6 – 8 tấn/ha đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nông dân trong huyện.
Nhìn cánh đồng gần 100 ha hồ nuôi tôm vùng triều ở xã Tịnh Hòa (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) bỏ hoang, hàng trăm hộ dân phải chuyển sang làm nghề khác để kiếm sống. Vì sao nhân dân Tịnh Hòa bỏ nghề nuôi tôm ?