Qua nhiều vụ sản xuất, đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh đã hình thành được trên 30 vùng thâm canh rau màu tập trung với diện tích từ 5 ha trở lên có giá trị, sản lượng hàng hoá cao, thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh hiện đứng đầu tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh kinh tế trang trại. Toàn xã hiện có 200 trang trại, trong đó 106 trang trại có quy mô đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp& PTNT; 2/3 số trang trại có diện tích đất sử dụng từ 5 ha trở lên, đặc biệt có trang trại đạt diện tích 100 ha.
Anh Đinh Văn Thái ở xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình được người dân nơi đây gắn thêm cái tên là “Thái dưa”, bởi năm nào cũng vậy, bắt đầu từ khi có chủ trương của Chính phủ về khoán X (1979) anh trồng dưa hấu luôn “trúng”. Năm 2008, gia đình anh trồng 7 ha dưa hấu siêu ngọt, cho thu nhập cao, trừ tất cả chi phí còn lại trên 200 triệu đồng.
Chưa có năm nào như năm nay, người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng lúc tận hưởng hai niềm vui, được cả mùa cá lẫn mùa tỏi.
Khác với các năm trước, vụ tôm năm nay ở hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), người dân ồ ạt chuyển hẳn sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
Nông dân Vĩnh Long phấn khởi vì sản xuất nông nghiệp đang “được mùa, được giá”, kích thích các hộ tiếp tục đầu tư sản xuất đúng kỹ thuật, đúng lịch thời vụ.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã cho Quảng Ninh lợi thế phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình mặt nước (mặn, ngọt, lợ) và lợi thế này đang ngày càng được phát huy với năng suất, sản lượng nuôi trồng tăng. Tuy nhiên, giá trị thực mà người nuôi thuỷ sản thu được không đáng là bao bởi các chi phí cho phần “hậu cần” quá tốn kém. Nhìn thấy điểm yếu này nhưng để tìm được lời giải thì vẫn là bài toán khó.
Hiện nay, tôm hùm thả nuôi bằng lồng ở hầu hết những vùng ven biển Phú Yên đều bị các bệnh phổ biến như đen mang, đỏ thân và chết rải rác. Đặc biệt, bệnh sữa trên tôm hùm đã xuất hiện trở lại ở vùng nuôi thuộc thôn Phước Lý, thị trấn Sông Cầu (huyện Sông Cầu). Người nuôi đã sử dụng các loại kháng sinh để khống chế bệnh tôm hùm, không cho lây lan trên diện rộng.
Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, xây dựng vùng nuôi thủy sản theo hướng bền vững, ngành thủy sản đã xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý giữa các vùng nuôi trồng thủy sản: Phước Thuận, Láng Dài, Lộc An. Sự phối hợp này nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất trên vùng nuôi theo kế hoạch cụ thể; nâng cao vai trò quản lý cộng đồng và khả năng kiểm soát các hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng nuôi. Ngoài ra, giữa các vùng nuôi còn có sự phối hợp trong việc xác định đối tượng nuôi trồng, mùa vụ, thời điểm xuống giống, hình thức nuôi, kỹ thuật nuôi. Các hoạt động này bước đầu đã giúp bà con nuôi trồng thủy sản hạn chế những thiệt hại xảy ra trong nuôi trồng, quản lý vùng nuôi hiệu quả hơn.
Nếu như trước đây người nông dân chỉ nuôi cá đồng, thì bây giờ nuôi rất nhiều loại cá như cá chình, cá bống tượng, cá chẻm, cá rô phi, cá tra... Riêng cá đồng (cá nước ngọt) bà con nông dân không chỉ dừng lại nuôi cá lóc, mà còn tổ chức nuôi thêm các loại cá như cá rô, tra trê, cá thát lát, cá dày… Tất cả các loại cá này có giá cao nhất là 70.000 đ/kg, loại rẻ nhất cũng 40.000 đ/kg. Đặc biệt cá chình hiện nay 250.000 đ/kg, cá bống tượng 240.000 đ/kg...