Trong những năm gần đây, tại xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, ngày càng nhiều mô hình vườn cây đặc sản được nhân rộng, mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho bà con nông dân.
Vụ xuân 2009, theo kế hoạch, Thái Bình gieo cấy khoảng 83 ngàn ha lúa xuân. Từ tổng kết khoa học và chỉ đạo của 2 năm 2007 và 2008 với 2 dạng hình thời tiết đối lập: Một năm ấm đặc biệt và ấm điển hình vào giai đoạn cấy trà xuân sớm, gieo trà xuân muộn (2007), một năm lại rét đậm, rét hại kéo dài suốt cả thời kỳ cấy xuân sớm và gieo xuân muộn (2008). Năm 2007 năng suất lúa của Thái Bình giảm trên 10 tạ/ha, bình quân chỉ còn trên 60 tạ, song vẫn có những vùng năng suất đạt trên dưới 70 tạ/ha với cơ cấu chủ yếu là xuân muộn, lúa lai và lúa thuần gieo vào lập xuân. Năm 2008 năng suất lúa của Thái Bình đạt trên 70 tạ/ha song thiệt hại do rét đậm, rét hại thì riêng trà xuân sớm với các giống dài ngày đã tới gần 70 tỷ đồng trong 100 tỷ đồng thiệt hại. Những giải pháp và kiến nghị để có một vụ lúa xuân an toàn, ổn định và chắc ăn hơn trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu và “sự đỏng đảnh” của thời tiết luôn là yếu tố khó lường được các cán bộ kỹ thuật của ngành NN&PTNT Thái Bình bỏ nhiều công sức điều tra tập hợp và đánh giá từ thực tế những năm ấm và rét trong lịch sử vài chục năm qua. Một kết luận dành được sự thống nhất cao là: Tránh đối đầu trực diện với “trời”, né được thì càng tốt, và như vậy nên chọn nhóm giống ngắn ngày để khả năng “va chạm” giảm đi, thời vụ được thống nhất cao nên chuyển hẳn sang “lúa xuân” chứ không dính vào mùa đông cuả năm trước. Kết luận này được tham mưu trong xây dựng đề án sản xuất là: Gieo cấy 100% diện tích bằng giống lúa xuân ngắn ngày, mạ nền cứng gieo mạ xoay quanh tiết lập xuân (1 đến 10 tháng 2 dương lịch); mở rộng phương thức gieo xạ hàng cải tiến để tiết kiệm chi phí, đảm bảo thời vụ.
Bắc Ninh đã triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho nông dân phát triển đàn bò nái sinh sản để từ nay đến năm 2010 đưa tổng đàn bò nái sinh sản lên 59.500 con.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, năm 2008 có 178 ha tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30-50%; tỷ lệ cây chết do bệnh là 5-10%, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tân Thành và Châu Đức. So với năm 2007, diện tích cây tiêu nhiễm bệnh, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết thấp hơn.
Vụ xuân năm 2009, Phòng Kinh tế thị xã Sông Công đã triển khai dự án trồng gấc lai cao sản tại 3 xã là Vinh Sơn, xã Bình Sơn và Tân Quang.
Tả Phìn là xã vùng cao xa xôi, nghèo khó của huyện Tủa Chùa. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, phần lớn diện tích là núi đá, khoa học kỹ thuật chậm đến với bà con, nên năm 2001 trở về trước, đời sống của đại bộ phận nông dân gặp khó khăn. Trước thực trạng đó, Hội Nông dân tỉnh triển khai mô hình XĐGN vùng đặc thù cho hàng trăm hội viên nông dân vay bò giống, dê giống theo hình thức luân chuyển; cấp giống lúa, ngô mới, kiên cố hóa hệ thống kênh mương, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Mô hình "Trồng và thâm canh 2 giống bưởi đặc sản Đoan Hùng" được triển khai từ cuối năm 2005 ở 15 xã thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) với diện tích 300ha, trong đó có 100ha bưởi Sửu Chí Đám, 200ha bưởi Bằng Luân
Mười Thới là con kinh của sông Hậu, nối từ sông Trà Mơn đi qua các xã Tân Quới, Thành Đông, Tân Thành của huyện Bình Minh (nay là huyện Bình Tân) của tỉnh Vĩnh Long. Do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên khoai lang Mười Thới rất ngon.
Sau hơn một tháng đầu tư thí điểm mô hình sản xuất muối sạch, đến nay Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối Chợ Bến, xã An Ngãi - huyện Long Điền bước vào vụ thu hoạch.
Trong khi nhiều hộ dân trong vùng chọn cách làm kinh tế bằng việc đầu tư nuôi gà, lợn, bò hoặc chăn nuôi tổng hợp thì anh Cao Văn Hậu ở Thái An, thị trấn Đu (Phú Lương) lại chọn nuôi nhím.