Tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản của Thái Nguyên hiện nay khá lớn, toàn tỉnh có 6.925 ha mặt nước, trong đó 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa và nhỏ, 2.500 ha hố chứa lớn (hồ Núi Cốc), 1.000 ha ruộng cấy lúa có khẳ năng nuôi cá lúa kết hợp, khoảng 12.000 ha diện tích sông suối có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tự nhiên.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Đức Thọ có bước phát triển nhanh, nhờ áp dụng tổng hợp các yếu tố về khoa học kỹ thuật như: tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y... đã nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi, từ đó đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn.
Hàng năm, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Tiền Giang hỗ trợ từ 1- 2 điểm trình diễn kỹ thuật nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Tân Phước thông qua các mô hình trình diễn kỹ thuật, có những mô hình nuôi thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, mang lại lợi nhuận và được nhân rộng trong nhân dân.
Hiện đàn chim yến của Công ty Yến Việt (Ninh Thuận) đã có ít nhất 100.000 con, tăng gần 50 lần so với bốn năm trước (4-2005), khi đơn vị này bắt tay vào thực hiện dự án bảo vệ và phát triển đàn chim yến tự nhiên tại ngôi nhà số 592 Thống Nhất, Phan Rang.
Trong cái khó cân đối nguồn đầu tư để cải tạo, người dân Nghĩa Sơn (Nghệ An) đã nghĩ cách xen canh, lấy ngắn nuôi dài. Bà con đồng loạt trồng bầu, bí và biến cây cam đã quá thì thành dàn leo hàng vạn gốc bầu, gốc bí.
Nhiều nhà vườn ở cù lao Tân Qui, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) hiện đối mặt với tình trạng cây sầu riêng đang ở thời kỳ cho trái sung sức (khoảng 7- 8 tuổi) bị nhiễm bệnh chết hàng loạt.
Sau một số năm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đến nay nhiều mô hình chăn nuôi ngan Pháp và gà sinh sản ở các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh đã cho hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người nông dân cải thiện đời sống gia đình. Mô hình chăn nuôi ngan Pháp với sự hỗ trợ ban đầu 2000 con giống của Trung tâm khuyến nông tỉnh đã được thực hiện ở các huyện Quế Võ, Gia Bình, Tiên Du, Yên Phong, đạt tỷ lệ con sống cao tới hơn 97 %, mở ra triển vọng phát triển với qui mô hàng hoá ở nhiều địa bàn và nhiều hộ dân trong tỉnh. Tại nhiều xã, hợp tác xã, bà con chăn nuôi ngan đã xây dựng thực hiện qui mô 100 con/hộ/ lứa để sản xuất con giống cung ứng cho nhu cầu chăn nuôi có giá trị thương phẩm.
Huyện Cái Bè đang triển khai mô hình nuôi gà, vịt theo hướng an toàn sinh học, tập trung ở 3 xã điểm: Hậu Mỹ Phú, Mỹ Tân và Mỹ Đức Tây, thay thế cho phương thức nuôi chạy đồng, đã mang lại những kết quả bước đầu khả quan, mở ra hướng đi mới trong chăn nuôi gia cầm, hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh.
Tỉnh Vĩnh Long đang có khoảng 65.000 ha sản xuất lúa và 5.500 ha trồng cây màu các loại. Trong đó có 4.000 ha trồng khoai lang và 1.500 ha trồng các loại rau màu khác.
Theo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vụ lúa đông xuân 2008-2009 nông dân trúng mùa, trúng giá.