Xác định chè là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, là cây xoá đói giảm nghèo bền vững trên đất Mường Hum, vì vậy, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo xã Mường Hum và các xã vùng cao, nơi có điều kiện đưa cây chè trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Gần 1 tháng nay, nông dân ở huyện miền núi Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã chế biến thử thành công cồn khô từ trái điều, tăng thêm thu nhập đáng kể. Đây là kết quả bước đầu của việc chuyển giao công nghệ chế biến cồn khô từ trái điều của Trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cho bà con nông dân huyện Tân Phú thông qua Trung tâm khuyến công tỉnh Đồng Nai.
Vụ lúa đông - xuân 2008-2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu áp dụng sản xuất thử nghiệm mô hình cánh đồng kiểu mẫu với diện tích 25 ha tại ấp Ninh Điền, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân. Bước đầu, mô hình này đã mang lại kết quả khả quan, đặc biệt cho hiệu quả kinh tế, nhất là giảm được chi phí, tăng năng suất sản xuất lúa trên cùng một diện tích đất.
Từ vụ hè thu năm nay, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) bắt đầu đưa 2 giống lúa thơm kháng rầy ngắn ngày, chất lượng cao là OM 4900, OM 61-62 vào trồng đại trà trên 60% diện tích. Riêng giống lúa thơm OM 61-62 được lai tạo từ giống lúa Jasmine với một giống kháng rầy khác, nên ưu điểm của loại lúa này là kháng rầy cao, có thể gieo trồng tất cả các vụ trong năm.
Trước hết vụ xuân 2009, đến thời điểm này được các nhà chuyên môn xác định là một trong những vụ xuân hội tụ đầy đủ những điều kiện tốt nhất cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Và bệnh đạo ôn không chỉ gây hại nặng trên lúa ở Thái Bình mà cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc.
Trong thời gian tới, nếu không được hỗ trợ vay vốn kịp thời, sẽ có doanh nghiệp tuyên bố phá sản vì không còn vốn để tái đầu tư cho sản xuất, nhất là các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu.
Huyện Gia Bình hiện có 927 ha nuôi thủy sản, trong đó có 537 ha chuyển dịch từ ruộng trũng và đã có 400 ha vùng chuyển dịch đạt giá trị sản xuất 90 triệu đồng/ha/năm trở lên bằng 75% diện tích vùng chuyển dịch.
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Nam, những năm trước đây, nông dân xã Vô Tranh chỉ trồng lạc bằng những giống cũ nên hiệu quả kinh tế thấp. Gần đây, được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, nông dân xã Vô Tranh đã tích cực đưa lạc giống mới L14 vào sản xuất thay thế toàn bộ giống lạc cũ.
Lĩnh vực khai thác thủy hải sản đang chịu tác động khá mạnh bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giá dầu tăng, nguồn lợi thủy hải sản đang dần hao hụt, vốn nhỏ lẻ, lại không thuộc thành phần được nhà nước hỗ trợ nên hàng loạt HTX hoạt động trong lĩnh vực này buộc phải giải thể.
Trước đây nuôi rắn là một nghề làm cho nhiều hộ dân ở Tứ Xã (Lâm Thao) thực sự đổi đời. Toàn xã có trên 300 hộ nuôi rắn, hộ ít cũng xấp xỉ trăm chuồng, hộ nhiều lên tới 600 - 700 chuồng. Có những thời điểm doanh thu từ rắn lên đến gần 30 tỷ đồng, tiền lãi thu được trên 10 tỷ đồng.