Từ nhiều năm nay, xã Hàm Ninh là một trong những địa phương có số diện tích nuôi tôm khá lớn trên địa bàn huyện Quảng Ninh.
So với các địa phương khác trong toàn tỉnh Bình Thuận, Tân Phúc là nơi có nhiều trang trại nhất ở huyện Hàm Tân, đời sống của nông dân làm trang trại nơi đây đã trở nên khấm khá, sung túc hơn. "Đến nay, Tân Phúc hiện có gần 30 trang trại, chủ yếu là những trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Đã có gần 60 hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận trang trại. Tuy nhiên, qua kiểm tra và khảo sát thì chỉ có một nửa trong số đó đảm bảo đủ điều kiện và các tiêu chí để được công nhận trang trại. Trang trại có diện tích lớn nhất khoảng 60 – 70ha, nhỏ nhất cũng được 5 – 10ha, kết quả sản xuất rất hiệu quả. Trong tương lai, số hộ được công nhận đủ điều kiện thành lập trang trại ở Tân Phúc sẽ còn nhiều hơn thế nữa". Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Phúc đã mở đầu câu chuyện bằng những con số gây ấn tượng như thế ở một huyện còn nghèo nhất tỉnh.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt Hậu Giang, tỉnh nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 12,28% trong 5 năm qua, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lưu ý về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như bộ mặt nông thôn phải văn minh và hiện đại về cả vật chất và tinh thần, việc xây dựng nông thôn mới cần tiến hành ở từng thôn - ấp.
Dịch cúm gia cầm xẩy ra từ ngày 18/2 đến ngày 24/3/2009 đã phát triển và lây lan trên địa bàn huyện Điện Biên. Sau hơn 1 tháng đã có 25 hộ của 9 thôn thuộc 5 xã có dịch là xã Thanh yên, Thanh Hưng, Noong Luống, Thanh luông và Thanh Nưa. Tống số gia cầm tiêu huỷ đến ngày 24/3/2009 là 15.190 con gia cầm trong đó: 14.662 con vịt, 517 con gà, 11 con ngan và 5.087 quả trứng.
Sở KH-CN vừa triển khai xây dựng 3 mô hình nuôi trồng thủy sản thích nghi ở đầm Thị Nại thuộc khuôn khổ Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên đầm Thị Nại.
Không ai dám tin rằng, vùng đất phèn mặn Viên Bình (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) có thể làm được hai vụ lúa. Vậy mà hiện nay, Viên Bình, xã có trên 70% dân số là người Khmer không chỉ sản xuất lúa hai vụ mà còn đưa cây màu xuống chân ruộng lúa, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh cây ăn trái, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người dân. Đó là kết quả của dự án hỗ trợ sản xuất mà Chương trình 135 mang lại.
Những trận mưa trái mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua ở Khánh Hòa đã gây bất lợi cho những người làm muối.
Vụ xuân năm 2009, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì là một trong những địa phương lần đầu tiên thực hiện mô hình gieo thẳng lúa theo hàng bằng công cụ kéo tay.
Xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều đời gắn bó với nghề làm muối. Cũng như nhiều miền quê có nghề làm muối khác, diêm dân Hộ Độ vốn chỉ quen làm muối bằng những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, cho nên chất lượng muối làm ra có lúc bán chậm hoặc được thu mua với giá thấp, thậm chí có thời điểm rất thấp, do chất lượng muối không cao, nhiều tạp chất, độ trắng không đảm bảo nên gần như nhân dân cả xã đều làm muối, nhưng cũng chỉ thu được khoảng 5 tỷ đồng/năm. Do đó, vào thời điểm những năm 2000 - 2001, nhiều diêm dân ở Hộ Độ đã không còn tha thiết với nghề và tìm cách đi làm thuê kiếm sống.
Ngày 19/5/2009, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã họp bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2009, với sự tham gia của đại diện các ngành chức năng, 7 huyện trồng nhiều vải thiều và một số doanh nghiệp tiêu thụ nhiều vải thiều trong tỉnh.