00:00 Số lượt truy cập: 3229382
Tin địa phương

Quảng Ngãi: Dịch bệnh hoành hành trên cây mì

Vụ mì (sắn) 2009-2010 ở Quảng Ngãi đã bắt đầu với hơn 70% diện tích được trồng (11.000ha). Tuy nhiên, bà con vẫn đứng ngồi không yên vì dịch bệnh lạ hoành hành. Trong khi chờ các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị, bà con buộc phải sống chung với dịch bệnh bởi chưa tìm ra cây trồng thay thế.


An Giang:

Với 280.000 ha đất nông nghiệp, An Giang trở thành tỉnh xài phân bón hóa học, thuốc BVTV nhiều nhất ĐBSCL. Bởi với người nông dân, tất cả các dịch hại cây trồng đều được "can thiệp" bằng thuốc BVTV


Vĩnh Long: 73% diện tích sử các giống lúa chất lượng cao

Đến giữa tháng 5/2009, vụ lúa hè thu của Vĩnh Long đã cơ bản xuống giống hết kế hoạch, được 63.453 ha (đạt 99,1% kế hoạch). Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, vụ lúa hè thu năm nay thời tiết diễn biến thuận lợi, các trà lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, sâu bệnh gây hại ở mức độ nhẹ.


Nghệ An: Bón phân viên cho lúa, đạt hiệu ích kinh tế cao

Được sự tài trợ của Dự án Đào tạo và Khuyến nông dựa vào cộng đồng (CBAET), mới đây huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An đã áp dụng thành công mô hình bón phân viên dúi sâu cho lúa. Kết quả năng suất lúa mô hình đã tăng hơn 1 tấn/ha và giảm được 30% lượng phân đạm so với bón vãi.


Vĩnh Phúc được mùa nhờ kích cầu nông nghiệp

 Mặc dù bị sâu bệnh hại nhưng vụ xuân năm 2009, Vĩnh Phúc vẫn thắng lớn ở cả diện tích và năng suất. Hiện, toàn bộ trên 31.000 ha lúa vụ xuân của tỉnh đang được người nông dân khẩn trương thu hoạch, năng suất bình quân đạt 52,1 tạ/ha, trong đó giống lúa lai năng suất đạt tới 62-70 tạ/ha. Uớc tổng sản lượng lúa cả tỉnh đạt trên 178 tấn, đạt giá trị trên 650 tỷ đồng, tăng cao nhất từ trước tới nay.


Hà Tĩnh: Kết quả mô hình sử dụng phân bón Đôlômite cho cây lạc

Từ lâu bón vôi đã trở thành tập quán trong sản xuất lạc với câu nói quen thuộc “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc” cho thấy vôi có vai trò quan trọng đối với năng suất của cây lạc. Mỗi năm với diện tích lạc trên dưới 21.000ha thì ước tính toàn tỉnh Hà Tĩnh cần khoảng 10.000 tấn vôi bột nếu bón đúng theo quy trình. Tuy nhiên do nguyên liệu đá vôi hiện nay được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nên lượng vôi bột không đủ cung cấp cho sản xuất. Mặc khác giá thành vôi bột cũng tăng cao khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/tấn làm cho người nông dân gặp khó khăn trong việc đầu tư vào sản xuất. Vì vậy trong thực tế hiện nay nhiều nơi sản xuất lạc bón vôi không đúng định lượng làm cho năng suất lạc đạt chưa tương xứng với tiềm năng của giống.


Bạc Liêu: Triển khai mô hình đánh bắt thuỷ sản bằng lưới lồng bẫy

Năm 2009, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu triển khai mô hình đánh bắt thủy sản bằng lưới lồng bẫy với quy mô 880 cái. Mô hình có 2 hộ tham gia là anh Lê Văn Lứ, ở khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu và chị Lê Thị Tuyết, ở ấp 1, thị trấn Gành Hào. Mỗi hộ được cấp 440 lưới lồng bẫy, chiều dài của lưới 9m, ngang 40cm, cao 30cm, mắt lưới 2cm; phần đôi 1,8cm. Các hộ thực hiện mô hình này được hỗ trợ 50% ngư cụ, địa điểm đánh bắt cách bờ từ 2 đến 4 hải lý.


Lào Cai: Thử nghiệm thành công mô hình gieo mạ phôi luân canh tăng vụ tại vùng cao

Cây mạ khi đem ra ruộng cấy vẫn còn dinh dưỡng trong hạt thóc có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ mới cấy; Mạ không bị tổn thương bộ rễ, gan mạ, khi cấy lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khoẻ, tiết kiệm được diện tích gieo mạ, công chăm sóc, bảo quản và chủ động được mạ cấy. Số bộng/khóm, số hạt chắc/bông đều cao hơn đối chứng, do đó năng suất cao hơn so với đối chứng từ 1- 1,2 tấn/ha. Đặc biệt đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây mạ và xác định thời gian gieo mạ trước cấy từ 10 -12 ngày ở vụ xuân. Đó là kết luận của Trung tâm Khuyến nông Lào Cai tại hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình gieo mạ phôi áp dụng cho luân canh tăng vụ ở vụ lúa xuân năm 2009 do Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm giống và vật tư nông nghiệp Lào Cai tổ chức tại các địa bàn vùng thấp và vùng cao khác nhau của trong tỉnh vừa qua


Sơn La:

Cây cà phê là cây công nghiệp thế mạnh của tỉnh Sơn La trong chương trình xuất khẩu. Nhưng gần đây trên các vùng cà phê tập trung của tỉnh từ huyện Mai Sơn đến Thành Phố, Thuận Châu đều xuất hiện bệnh chùn ngọn hại cà phê. Một loại bệnh lạ nhưng với mức độ lây nhiễm nhanh đang đe dọa trên 3000 ha cây cà phê.


Bà Rịa-Vũng Tàu: Nuôi cá lóc bông đem lại hiệu quả kinh tế cao

Xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là một trong những vùng có tiềm năng và lợi thế phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, với các loại cá nuôi truyền thống trước đây đã không đem lại hiệu quả cao cho người nông dân. Chính vì vậy, chuyển đổi mô hình, đối tượng nuôi đang là một trong những giải pháp được nhiều nông dân trong vùng quan tâm thực hiện tại vùng đất này. Được Hội Nông dân xã Láng Dài giới thiệu, chúng tôi đến thăm trại nuôi cá lóc bông của anh Hoàng Thanh Lai ở tổ 34, khu vực Len, ấp Núi Nhọn-đây là mô hình nuôi mới nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế ban đầu khá cao cho gia đình anh Lai.


<< < 290 291 292 293 294 > >>