00:00 Số lượt truy cập: 2668323

Kiếm tiền tỷ từ nuôi cá mú, tôm và kinh doanh hải sản 

Được đăng : 18/12/2020

 

 

 

Từ hai bàn tay trắng ông nông dân Lê Minh Quyền (SN 1965, tổ 1 Tây Sơn, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trở thành tỷ phú bằng nghề nuôi cá đặc sản, nuôi tôm hùm, Hiện nay, ông sở hữu mô hình nuôi trồng hải sản với 76 ô lồng đạt sản lượng 8,5 tấn và tham gia kinh doanh hải sản, lợi nhuận hàng năm đạt 1,1 tỷ đồng.

Vợ chồng ông vốn quê ở Thừa Thiên Huế, do mưu sinh kiếm sống nên tìm đường vào đất thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) để kiếm cách làm ăn. Lúc đấy, kinh tế gia đình rất khó khăn, các con đang tuổi ăn tuổi học lại tốn nhiều chi phí. Ông đã làm rất nhiều nghề để nuôi sống gia đình. Hàng ngày phải chạy xe ba gác rong rủi khắp nơi kiếm tiền cực nhọc, vất vả. Nhiều đêm ông trăn trở phải cố gắng kiếm cách làm ăn để thoát nghèo. Trong thời gian 4 năm làm việc sổ sách ở một doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, anh nhận thấy nghề thủy sản mở ra nhiều triển vọng kinh tế và là cơ hội để thoát nghèo. Hơn nữa, vịnh Nha Trang có diện tích mặt nước lớn, sạch sẽ, kín gió nên rất thuận tiện cho việc nuôi các loại cá biển đặc sản. Ông Quyền đã anh mạnh dạn vận dụng kỹ thuật, công nghệ, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều nguồn để đầu vào nuôi cá mú đặc sản vì lợi nhuận kinh tế cao, thức ăn cho cá mú sẵn có ở địa phương với giá thành rẻ và thị trường xuất khẩu cá mú sang các nước rất tiềm năng.

Cuộc đời 20 mươi năm của ông gắn bó với nghề nuôi cá mú đặc sản, tôm hùm xanh, tôm hùm sao biết bao thăng trầm, không ít cơ cực, niềm vui và may mắn đan xen với nhau. Từ năm 2002 ông bắt đầu nuôi 12 ô lồng cá mú, chủ yếu nuôi cá mú trắng, cá mú đỏ, cá mú nghệ, có giá trị kinh tế cao, vừa thu mua cá mua cá mú ngư dân đánh bắt được để về nuôi dưỡng đến khi đủ trọng lượng mới xuất bán. Công việc của ông rất thuận lợi do ông tuân thủ áp dụng đầy đủ các quy trình nghiêm ngặt trong chăn nuôi thủy sản. Ông chia sẻ bí quyết: “Cá mú nuôi ở vùng nước Vịnh Nha Trang cần rất nhiều điều kiện đi kèm để cá phát triển tốt như: độ mặn của nước, nhiệt độ nước… Những thứ này không phải chỉ cố định quan sát ở buổi sáng hay trưa, tối mà phải quan sát bằng cái tâm thực sự của mình, giờ nào cũng phải để ý đến, chỉ cần nước thay đổi là cá có thể bị ngạt ô xy, từ đó giảm sức đề kháng hay thức ăn lẫn tạp chất cá có thể bị kìm hãm, không phát triển nổi”. Công việc đang thuận lợi thì cơn bão 2017 đã gây thiệt hại cho gia đình ông khoảng 6 tỷ đồng, tất cả vốn liếng tích cóp lại trôi ra biển cả. Đầu năm 2018, được sự hỗ trợ của chính quyền 1,2 tỷ đồng,  ông vay mượn thêm bạn bè, người thân và vay vốn của ngân hàng thêm khoảng 300 triệu để quyết tâm làm lại. Ông tiến hành thả nuôi cá đặc sản, tôm hùm đến cuối năm trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu đồng.

Đến năm 2019,  cơ sở nuôi của gia đình ông đã mở rộng được 76 ô lồng nuôi cá, trung bình xuất bán từ 3-5 đợt/năm, trừ chi phí lãi khoảng 600 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn nuôi khoảng 5.000 con tôm hùm xanh, tôm hùm sao mang lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm. Ông còn tham gia kinh doanh mua bán hải sản, mỗi năm đưa lại lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Sang năm 2020, đến giai đoạn thu hoạch tôm hùm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá cả xuống thấp, riêng hai đợt đầu lỗ gần 300 triệu đồng.  Đến giữa tháng 9 năm 2020, giá tôm hùm tăng thêm được khoảng 100.000đ/kg, đạt khoảng 600.000 – 700.000 đồng/kg, với 2 lô tôm hùm xanh chuẩn bị cho thu hoạch, khoảng trên 17.000 con tôm, gia đình ông đã có lãi.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí ông đã nghiên cứu sáng chế ra máy cắt cá, máy đập sò trong chế biến thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản. Sáng kiến này đã được ông áp dụng tại mô hình gia đình và đem lại hiệu quả cao với chi phí đầu tư thấp: máy đập sò giá 2,6 triệu đồng, máy cắt cá 15 triệu đồng. Sáng chế này của ông đã đạt Giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VII (2016-2017).

Làm giàu cho bản thân, ông còn tích cực vận động, giúp đỡ bà con nuôi trồng thủy sản tham gia tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường phường Vĩnh Nguyên cùng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và tuyên truyền người dân không được vứt rác ra môi trường biển. Đến nay tổ đã có 15 thành viên, ông Quyền được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng

Ghi nhận những cống hiến và thành tích xuất sắc của ông, từ năm 2011 đến nay ông Lê Minh Quyền luôn đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Năm 2017 và 2019, ông vinh dự được UBND tỉnh tặng bằng khen Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và xây dựng Nông thôn mới Nha Trang. Năm 2020, ông được công nhận là một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc.

Phúc Nguyên