00:00 Số lượt truy cập: 2668445

Kinh nghiệm trồng cỏ gắn với chăn nuôi bò sinh sản 

Được đăng : 10/03/2020

kythuatnuoibosinhsanvabelai1 

ÔngNguyễn Văn Thắng, 40 tuổi, dân tộc kinh ở thôn Bát, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên.

Các cụ ta xưa có câu con trâu là đầu cơ nghiệp, có một giá trị lớn, đáng giá của mỗi gia đình nông dân, trâu bò được coi như là một người bạn thiết của nhà nông, nó giúp người dân chúng ông làm ra cây ngô, cây lúa, cây sắn, giúp chúng ông có cái ăn, cái mặc, vì vậy gia đình nào cũng có một vài con trâu bò để chăn nuôi. Trước đây việc chăn nuôi, chăm sóc con bò rất khó khăn và vất vả phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, thường gia đình phải bố trí một đến hai người để chăn thả hay cắt cỏ về cho bò ăn thêm, mà cỏ lại phải đi kiếm ở trong rừng, nhất về mùa đông thì cỏ lại rất hiếm có khi đi cả ngày mới cắt được một bó cỏ, do vậy hàng năm cứ đến mùa đông thì chúng ông rất khó khăn về thức ăn cho con bò. Thức ăn khan hiếm nên bò thường bị bỏ đói, hay sinh bệnh, chết rét và đói.

Năm 2015 trở lại đây, qua nghe đài, đọc báo tuyên truyền ông thấy nhiều nơi thoát được đói, nghèo từ việc trồng cỏ nuôi bò. Lúc đầu ông còn chưa tin tưởng lắm, nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương, đặc biệt được sự tạo điều kiện hỗ trợ của Hội Nông dân các cấp thì việc chăn nuôi bò của người dân chúng ông đã có thuận lợi hơn nhiều. Năm 2017 gia đình ông được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai cho vay vốn, ông đã đầu tư mua giống cỏ về trồng và mua 2 con bò cái lai về nuôi, bước đầu ông đã mạnh dạn chuyển đổi 3.000 mét vuông đất ruộng nước, đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ, lúc đầu cũng không được vợ con ủng hộ, nhiều người trong thôn cũng phản đối cách làm của ông, họ nói nếu làm thế sẽ mất diện tích ngô càng đói thêm, việc trồng ngô có mất nhiều tiền đâu nhưng lại cho hạt ngô để ăn, trồng cỏ thì chỉ có trâu bò ăn thôi, người có ăn được đâu, nhưng cứ nghĩ đến cái đói, nghèo đeo đẳng nên ý chí quyết tâm thay đổi cách làm lại  thôi thúc. Năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm, nên việc trồng cỏ còn gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, cỏ mọc lên được một ít lại chết do thiếu nước, thiếu phân bón hoặc bị gia súc phá nên ban đầu cũng gặp khặp khó, mặc dù vậy ông vẫn không nản chí, quyết tâm phải trồng được cỏ trên nương của mình. Đến năm thứ hai, ông đã có kinh nghiệm hơn trong việc trồng cỏ và nuôi bò, đồng thời được cán bộ khuyến nông xã động viên hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ để nuôi bò và làm thức ăn dự trữ cho bò vào ngày đông giá rét, đàn bò luôn được tiêm phòng đầy đủ các loại thuốc, nên việc chăn nuôi được thuận lợi rất nhiều, ông đã mạnh dạn đầu tư mua thêm 01 con bò đực để phối giống phục vụ cho gia đình và cho các hộ cùng tham gia dự án, ông thấy muốn chăn nuôi tốt thì phải chăm sóc tốt và am hiểu về kỹ thuật. Nó cũng như cây ngô, cây lúa cũng phải được chăm sóc, được làm cỏ, được vun gốc thì mới có thu hoạch, cho nên hàng ngày ông dành thời gian để tưới nước và làm cỏ. Số diện tích cỏ ông trồng lúc đầu đã cho thu hoạch và có thể để làm giống cho vụ sau, nhờ đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng bò của gia đình ông đã đỡ vất vả hơn, vợ, con ông không phải vào rừng kiếm cỏ cho bò như trước nữa, đàn bò của ông nhờ được sự tư vấn của cán bộ thú y nên không còi cọc và ốm đau nữa và năm đó 2 con bò cái đẻ được 2 bê con. Thấy công sức của mình bỏ ra đã có kết quả ông rất vui và tin tưởng vào hiệu quả của việc trồng cỏ nuôi bò, số bò nuôi của ông ngày càng phát triển thêm. Xong chăn nuôi nhiều nên phân thải ra nhiều sinh ra mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường sống, ông được Hội Nông dân xã hướng dẫn kỹ thuật tận dụng phân bò để nuôi thêm giun quế làm thức ăn chăn nuôi gà, vịt chất thải của chăn nuôi giun quế ông tận dụng bón cho cây trồng và cung cấp giống giun cho một số hộ trên địa bàn xã…nhận thấy diện tích đất trống của xã còn nhiều và thời gian dỗi nhiều gia đình ông nhận thêm 8 ha đất trống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên để trồng cây lâm nghiệp như: Quế, bồ đề, chẩu đến nay đã được 5 năm tuổi cây phát triển tốt và đã bắt đầu cho thu hoạch.

Thấy hiệu quả của việc thay đổi phương thức làm ăn, nên một số gia đình trong thôn cũng đã làm theo ông trồng cỏ nuôi bò, ông giúp hỗ trợ giống cỏ và bày cách trồng cỏ cho họ. Qua 5 năm thay đổi phương thức làm ăn, trồng cỏ nuôi bò, gia đình ông đã có gần 01 ha cỏ và 8 con bò lớn nhỏ cũng giá trị hàng trăm triệu đồng. Đồng tiền trong túi thì lúc nào cũng thiếu, muốn mua cái gì cũng phải bán đi nếu như vậy tiền sẽ không thành món thì khó xoay sở được việc lớn, nên năm 2018, nhân dịp được đi tập huấn ở huyện, ông được Hội Nông dân huyện cấp tài liệu và hướng dẫn cho quy trình kỹ thuật nuôi vỗ béo bò, thấy rất phù hợp với điều kiện của gia đình ông. Ông về bàn với gia đình bán đi 4 con bò, chỉ để lại 03 con bò cái sinh sản và 01 con bò đực lấy phân nuôi giun quế và bón cỏ, số tiền bán bò, ngoài trả nợ, còn lại ông đi tìm mua bò gầy về để nuôi vỗ béo theo quy trình hướng dẫn trong sách, ông tuân thủ quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, tiêm phòng và vệ sinh thú y, ông mời cán bộ thú y xã đến hướng dẫn cách phòng trị bệnh cho bò và tư vấn xây dựng chuồng trại chăn nuôi, dự trữ thuốc thú y để phòng khi bò bị bệnh. Trong năm đầu thực hiện nuôi vỗ béo xuất bán được hai lứa bò, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên mỗi lứa vỗ béo ông phải mất 06 tháng, mỗi lứa trừ chi phí thu lãi được 20 triệu đồng, số tiền tuy ít nhưng đối với người nông dân thì rất có giá trị để tiếp tục mở rộng sản xuất. Thấy việc làm có hiệu quả, bên cạnh đó việc trồng cỏ cũng đã góp phần làm giảm thời gian đầu tư chăm sóc bò, để con cái có điều kiện được học hành hơn. Bây giờ đã có nhiều kinh nghiệm mỗi năm ông nuôi vỗ béo bò được 4 lứa, mỗi lứa ba đến bốn con. Mỗi lứa xuất chuồng ông thu lãi gần 30 triệu đồng, mỗi năm tích lũy được trên 100 triệu từ nuôi bò cuộc sống gia đình đã khá lên rất nhiều, ông đã xây được nhà, mua được xe máy, mua được ti vi, tủ lạnh, máy xay sát… Trước đây, việc lo cho cả nhà đủ ăn, đủ mặc đã là quá sức của ông, ông rất sợ khi nghĩ đến việc phải kiếm tiền để làm nhà, nhưng giờ đây gia đình ông đã có của ăn của để, đó cũng là nhờ vào sự quyết tâm không cam chịu đói nghèo, mạnh dạn chuyển đổi cách làm ăn. Bà con nhân dân thôn Bát xã Yên Sơn huyện Bảo Yên nói chung xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Đảng, Chính phủ đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của bà con nông dân, rất mong Đảng và Chính phủ, đoàn thể đã quan tâm và sẽ quan tâm hơn nữa đối với sự phát triển của con bò vàng vùng cao Bảo Yên.
                                                                                   (Lê Khôi)