00:00 Số lượt truy cập: 2670866

Làm giàu từ nuôi cá cảnh 

Được đăng : 10/04/2023
Thành phố HCM hiện có khoảng 300 hộ làm nghề nuôi, sản xuất cá cảnh, tập trung nhiều ở các quận 8, 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh, Củ Chi và rải rác ở quận 9, Thủ Đức. Thế nhưng nói đến ông Nguyễn Tấn Phong ở A3/69, ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh thì các hộ không ai là không biết.

216032022171352

Ông Nguyễn Tấn Phong bên hồ cá Koi của gia đình
 

Là người con lớn lên trên vùng đất phèn chua, nước mặn hàng năm chỉ làm được một vụ lúa thu nhập rất thấp, gia đình ông Nguyễn Tấn Phong, Xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minhlàm lúa, trồng mía bao nhiêu năm mà vẫn không đủ ăn. Cây lúa nơi đây thường xuyên bị dịch rầy nâu gây hại còn cây mía năng suất không cao, giá thu mua hằng năm luôn bất ổn, cộng với triều cường luôn đe dọa trong khi hệ thống đê bao thủy lợi chưa có, nông dân Bình Lợi gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều hộ đã bán đất bỏ nghề hoặc chuyển đi nơi khác để sinh sống. Bản thân ông Phong cũng đã chuyển một phần diện tích canh tác sang nuôi cá thịt nhưng lợi nhuận sau trừ chi phí chẳng còn đáng là bao.

Vào thời điểm năm 2001 có 01 hộ dân ở nơi khác đến thuê đất nuôi cá cảnh là cá bảy màu và cá chép Nhật, ông thấy nuôi cá cảnh có hiệu quả kinh tế cao hơn cá thịt nên năm 2003 ông chuyển từ cây lúa, nuôi cá thịt sang nuôi cá cảnh. Thời gian đầu, ông nuôi với diện tích 2000m2, thấy có thu nhập cao hơn cây lúa nên năm 2005 ông tăng thêm diện tích 5.000m2. Được sự quam tâm hỗ trợ của Hội Nông dân, và Sở Nông nghiệp Thành phố tập huấn, dạy nghề, tổ chức đưa đi tham quan học tập các mô hình nuôi cá có hiệu quả ở nhiều nơi; được mời tham gia triển khai trình diễn nhiều mô hình nuôi cá cảnh hiệu quả nên năm 2009 ông mạnh dạn phát triển diện tích nuôi cá cảnh lên 30.000m2. Đến năm 2012 ông tiếp tục phát triển diện tích lên 50.000m2, được sự vận động của Hội Nông dân ông tham gia thành lập Tổ hợp tác cá cảnh Bình Lợi. Tích cực tham gia các Hội chợ triển lãm con giống trên toàn quốc giúp thương hiệu con cá cảnh Bình Lợi được nhiều địa phương, đơn vị trong và ngoài nước biết đến nên sản phẩm đầu ra dần ổn định nhờ có nhiều đơn đặt hàng. Năm 2015 ông mạnh dạn đầu tư tăng thêm diện tích tăng lên 60.000m2; năm 2016 tăng lên 70.00m2, đến nay tổng diện tích cá cảnh của ông sản xuất là 90.000m2/490.000m2 cá cảnh của toàn xã Bình Lợi. Sản phẩm của ông chủ yếu là cá chép Koi, cá chép Nhật và cá chép Nam Dương, tổng doanh thu đạt từ 05 tỷ đến 06 tỷ đồng/năm.

Để phát triển nghề cá cảnh, cũng như chủ động về nguồn giống và giúp các thành viên trong tổ hợp tác, ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hồ, mái che và nhập cá giống bố, mẹ về ép đẻ cá giống để cung cấp ra thị trường, đặc biệt là hỗ trợ con giống cho hội viên, nông dân tại địa phương với giá rẻ để không phải phụ thuộc nguồn cung cấp giốngtừ nơi khác, đồng thời cágiống ép đẻ tại địa phương phù hợp với khí hậu, nguồn nước nên dễ nuôi, ít hao hụt. Với quy mô sản xuất đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 15 lao động với chi phí lương phải trả từ 04 đến 06 triệu đồng tháng/lao động. Hằng năm giúp đỡ từ 04 đến 06 hộ nghèo, thường xuyên chăm lo hộ chính sách, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất ở địa phương; tích cực ủng hộ, đóng góp các quỹ từ thiện của địa phươngvận động quyên góp, các chỉ tiêu Hội Nông dân giao, hỗ trợ cho 29 hộ nghèo về vốn muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang nuôi cá kiểng, trong đó giúp 05 hộ vượt khó thoát nghèo bền vững, và trên 30 hộ khó khăn khác với số tiền trên 2 tỷ đồng, luôn luôn phát huy tình thần đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình và nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Tự vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn, tham gia thực hiện tốt các phong trào các đoàn thể và chính quyền địa phương phát động, ông Phong cùng gia đình nhiều năm liền được các cấp, các nghành, đoàn thể, đặc biệt là các cấp Hội Nông dân từ trung ương đến địa phương vinh danh.

                                                                                    Ánh Dương