00:00 Số lượt truy cập: 2661753

Mô hình trồng hoa công nghệ cao 

Được đăng : 08/07/2020

hoa-cong-nghe-cao 
Ảnh minh họa

Nguyễn Phúc Minh, 55 tuổi, dân tộc: Kinh, là hội viên nông dân tại chi hội Tổ 1, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa.

Xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, năm 1989 sau khi xuất ngũ về địa phương, ông quyết định rời quê hương lên lập nghiệp tại quê vợ ở tổ dân phố 13, khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa (nay là tổ 1, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa). Thời gian đầu khó khăn, ông cùng gia đình trồng su su và hạt giống rau su hào, do điều kiện lúc đầu còn khó khăn trong việc tìm đầu ra, cộng với việc sản xuất còn nhỏ lẻ nên thu nhập chẳng đáng là bao. Sau một thời gian suy nghĩ, trăn trở, học tập nghề trồng hoa của những người nông dân ở Mê Linh, Hà Nội, ông bàn với vợ và gia đình dành 1,5 ha trồng hoa hồng, Lúc đầu nhiều người trong gia đình phản đối, cho là đầu tư mạo hiểm, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm và chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 3 năm, từ hơn 13 vạn gốc hoa hồng ban đầu đã cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ năm, sau khi đã trừ đi chi phí. Để hoa dễ bán và được giá, bản thân đã học hỏi thêm kinh nghiệm trồng hoa trái vụ, nghiên cứu trồng loại giống phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng để luôn luôn có hoa cung cấp ra thị trường vào các dịp lễ, tết…

Đến năm 2013 qua nghiên cứu thấy giống hoa ly và hoa lan cũng rất hợp khí hậu thổ nhưỡng, giá trị kinh tế cao, ông mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng hoa hồng sang trồng hoa lan và hoa ly với gần 70 vạn gốc. Do hoa ly là cây ngắn ngày chỉ 3 tháng cho 1 lứa, lại hợp với khí hậu thổ nhưỡng, được thị trường ưa chuộng nên chỉ sau 1 năm, gia đình ông đã có thu nhập ổn định khoảng 1,5-2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ đi chi phí, nhân công, Tuy nhiên việc chăm sóc cho cây để thu sản lượng đã khó vì đây là giống hoa đòi hỏi công nghệ cao nhưng để tìm thị trường tiêu thụ lâu dài, số lượng lớn và khẳng định thương hiệu cho giống hoa Sa Pa lại càng khó hơn, nhưng được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và bản thân tự tìm tòi, nghiên cứu, đến nay các sản phẩm của gia đình đã có uy tín và tìm được chỗ đứng ngoài thị trường có nhiều mối tiêu thụ hoa thuận lợi, các thương lái đến tận vườn để mua hoa cung ứng cho người tiêu dùng tại một số tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… Trung bình mỗi ngày gia đình xuất  bán hoa và thu về từ 6-7 triệu tiền hoa. Ngoài ra ông đầu tư trồng thêm 1ha su su, 0,5 ha cây ăn quả bản địa như Lê, Đào, Mận để giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình.”

Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội Nông dân các cấp, gia đình đã vay thêm vốn của Ngân hàng Nông nghiệp với mức ưu đãi để đầu tư thêm 3 ha trồng hoa ly ở huyện Tam Đường, Lai Châu và xây khu nhà lạnh bảo quản hoa và sản xuất giống hoa ly cung ứng cho bà con địa phương và các vùng lân cận.

Trong những năm qua bản thân và gia đình đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về cách thức, kinh nghiệm, phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình và bà con nông dân; hàng năm đã tạo điều kiện cho 15 - 20 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động theo mùa vụ. Đến nay các vườn hoa của ông đều sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch ổn định.

Từ mô hình sản xuất của gia đình ông rút ra một số kinh nghiệm sau:

Phải có ý chí, quyết tâm khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu; học và vận dụng các kiến thức đã học, đã tìm hiểu, nghiên cứu vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, không dập khuôn máy móc, mà phải biết chọn lọc...

Phải có sự đam mê, tâm huyết, quyết tâm, quyết chí. Cuẩn bị tốt tiền vốn đầu tư, có hiểu biết về kỹ thuật..

+ Phải chủ động về công tác phòng chống dịch bệnh.

+ Phải lựa chọn mua giống ở những cơ sở sản xuất, các đại lý có uy tín. Đồng thời nắm bắt tốt công tác dự báo thị trường tiêu thụ.

(Lê Khôi)