Minh Lập là một xã trung du miền núi của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.816,3 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.030 ha; đất lâm nghiệp 501 ha. Tổng số có 1.511 hộ với 6.535 khẩu có 3 dân tộc chính cùng chung sống; trong đó hộ sản xuất nông nghiệp là 1.192 hộ.
Từ chỗ kinh tế chật vật, đời sống khó khăn, chị Bùi Thị Nhinh ở xóm Nen, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã vươn lên thoát nghèo nhờ mở hướng chăn nuôi. Chị khoe: Đàn trâu nhà chị cả thảy có 5 con, 30-40 con gà đẻ trứng và gà nuôi lấy thịt/lứa. Tính về giá trị kinh tế, đây là của ăn, của để mà gia đình chị tích góp, dành dụm trong suốt 5 năm nay.
Trong điều kiện sản xuất và đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn, song Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội trong huyện triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào nông dân.
Từ lâu, ông Báo đã nổi tiếng là người năng động, dám nghĩ, dám làm. Tận dụng lợi thế gia đình có diện tích đất sản xuất lớn (4,5ha), trong đó chủ yếu là đất đồi, cách đây 18 năm, khi các hộ dân khác tập trung trồng vải thiều, ông Báo bàn với vợ thực hiện quy hoạch trang trại của gia đình thành 3 khu vực: đồi cao nhất trồng 1ha keo và bạch đàn; chỗ đồi thoai thoải dốc dành 2,5ha trồng vải thiều; diện tích 1,5ha còn lại ở nơi thuận nước hơn, trồng nhãn Hương Chi.
Anh Võ Trí Chương là người tiên phong nuôi ếch công nghiệp ở tổ 2, Hòa Tây, phường Vĩnh Hòa (TP. Nha Trang - Khánh Hòa). Bước đầu mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.
“Năng động và dám nghĩ dám làm” là nhận định của những ai đã từng đến thăm cơ sở nuôi cá của gia đình anh Nguyễn Văn Bình - ở xã Vũ Linh huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Là một trong những hộ mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển giống cá nheo với số lượng lên tới vài nghìn con.
Ông Lê Hoàng Mậu (Phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) là người đầu tiên đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng trên vùng đất đồi Tam Điệp, giống cây đặc sản của miền Nam đơm hoa kết trái trên đất Bắc, đem lại hiệu quả kinh tế cao khiến nhiều người nể phục.
Về thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hỏi ai cũng biết gia đình chị Dương Thị Hồng, người dân tộc Dao. Do chịu khó, năng động, từ một gia đình nghèo trong xã, gia đình chị đã vươn lên thành hộ gia đình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.
Gia đình anh Đinh Đức Bân ở xóm Ong, xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình với 10 nhân khẩu, 4 lao động, 0,42 ha dất nông nghiệp, 3 ha đất lâm nghiệp, 5,5 ha đất trồng cây công nghiệp. Anh suy nghĩ trăn trở cách làm ăn theo kiểu tự cung, tự cấp như trước đây không thể giàu được. Muốn giàu phải thay đổi cách làm ăn như trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại kết quả kinh tế cao hơn và phù hợp với diện tích đất đai, lao động của gia đình.
Đến thôn Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế khi nhắc đến gia đình chị Ngô Thị Nhân hầu như ai cũng biết vì đã nhiều năm liền gia đình chị đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.