Xã Đông Quang, Đông Hưng, Thái Bình là xã nội đồng, chủ yếu các hộ gia đình sống bằng nghề nông. Diện tích cấy lúa toàn xã là 242,7 ha, Trong xã có 6 thôn, có 20 máy cày bừa làm đất bình quân mỗi thôn có 3 máy cày bừa làm đất trong thời vụ gieo cấy, năm hai vụ chiêm - mùa. Đặc biệt có ông Vũ Đình Vị, ông Bùi Quang Mến là thương binh chống Mỹ 4/4 ở thôn Hưng Đạo Tây có 7 máy cày bừa tuốt lúa.
Vào một buổi sáng đẹp trời, khi ánh nắng vàng đã chiếu khắp vùng đồi, chúng tôi vào thăm trang trại của anh Nguyễn Ngọc Đô và chị Cấn Thị Thìn ở chi hội 3, xã Phú Hộ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Bà con làng đồi thường gọi họ cái tên thân mật: Trang trại Đô Thìn.
Trong khi ở nhiều nơi, người ta bỏ ra cả một nguồn vốn lớn để kinh doanh du lịch mà hiệu quả vẫn không cao thì ở vùng quê Lâm Hà (Lâm Ðồng), một huyện thuần nông, những nhà nông đã biết tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo. Cùng cơ sở ươm tơ Cường Hoàn mỗi tháng đón khoảng 3.000 khách du lịch quốc tế ở thị trấn Nam Ban là gia đình ông Nguyễn Văn Lộc ở thôn 2 - xã Mê Linh nuôi chồn, trồng nấm, làm du lịch...
Có lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, nghề nuôi cá bống tượng ở An Giang rất phổ biến. Cá giống được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng bè.
Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ, đi xe ô tô hãng Lacetti, có năm thu nhập lãi ròng từ cây mía đến 1,7 tỷ đồng.
Anh Hoàng Văn Hải là hội viên Hội Nông dân tổ 5, Phố Ngọc, xã Trung Minh. Gia đình anh có 6 nhân khẩu, gồm 02 vợ chồng và 04 người con. Do đặc điểm của địa phương là không có đất ruộng nên gia đình anh Hải và người dân chủ yếu làm các nghề thủ công, dịch vụ và kinh doanh nhỏ.
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã biết phát huy diện tích hồ đập tập trung vào nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó mô hình nuôi cá của gia đình ông Vũ Xuân Hoán ở thôn Phúc Thành được coi là một điển hình. Từ 3 ha mặt nước hồ đập chăn nuôi cá các loại, mỗi năm gia đình ông Hoán thu lãi cả trăm triệu đồng.
Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hòa Tân, một trong những nông dân sản xuất điển hình có báo cáo tại hội thảo nhân rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao ngày 7/10/2011 vừa qua do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với phòng Kinh tế thành phố tổ chức tại hội trường UBND xã Hòa Tân.
Ông Nguyễn Thành Long (thôn Thượng, xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh) là tấm gương sáng về tuổi già làm kinh tế giỏi nhờ nuôi cá sấu.
Thật ấn tượng khi chúng tôi đến tham quan mô hình trồng gừng trong bao của anh Phạm Văn Đăng (thôn 15, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng). Cả vườn gừng trồng “núp bóng” dưới tán chuối tiêu xanh tốt mỡ màng, cao gần tới ngực, ngay hàng thẳng lối đang chờ ngày thu hoạch. Nhờ trồng theo phương pháp này, anh Đăng đã có lãi lớn.