00:00 Số lượt truy cập: 2669969

Phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt vượt qua “bão dịch bệnh” 

Được đăng : 27/05/2020

  

 

Ông làTrần Như Tôn, 47 tuổi, dân tộc Kinh, quê quán: xã Ngọc Lũ - huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam. Hộ khẩu thường trú: Phong Niên - Bảo Thắng – Lào Cai.

Gia đìnhông có 04 khẩu, 03 lao động. Mô hình sản xuất kinh doanh:Chăn nuôi lợn nái, lợn thịt thương phẩm.

Từ năm 2015 đến nay,gia đình ông phát triển chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả,qui mô chuồng trại sức chứa có thời điểm gia đình nuôi 55 lợn nái hơn 500 lợn thịt.  Vườn cây ăn quả 1,2 ha chủ yếu trồng bưởi diễn, bưởi da xanh, bưởi ruột đỏ, chanh tứ mùa.

Gia đình ông được UBND xã và Hội Nông dân xã thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, trao đổi cách làm ăn và mời đi dự hội thảo để trao đổi kinh nghiệm từ đó về áp dụng vào thực tế tại gia đình. Trong quá trình sản xuất kinh doanh những năm qua giá cả thị trường bấp bênh lúc lên, lúc xuống có thời điểm giá thị trường chỉ bằng 2/3 giá trị sản phẩm làm ra, bên cạnh đó giá thức ăn cho gia súc lại cao, tình hình dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu phi xảy ra trên địa bàn từ đó dẫn đến chăn nuôi bị thua lỗ. Có hộ gia đình phải bán đất đai để trả nợ, từ đó nhiều hộ gia đình nản chí bỏ chuồng không chăn nuôi nữa. Nhưng bản thân ông xác định có thất bại mới có thành công, ông kiên trì học hỏi miệt mài đầu tư công, sức vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chịu khó nghiên cứu giá cả thị trường và nhận định khi lợn xuống mà mình không nuôi thì lúc giá lợn lên không có lợn bán, nếu thấy giá lên mới đầu tư nuôi thì khi có lợn bán thì lại bị rẻ vì vậy đã theo nghề chăn nuôi thì phải kiên trì theo đến cùng. Đặc biệt trong chăn nuôi lựa chọn thức ăn và khẩu phần ăn cho từng giai đoạn là quan trọng, khâu phòng bệnh là thiết yếu việc tiêm phòng phải thực hiện đủ mũi, đủ liều chọn thời điểm tiêm phòng cho từng loại bệnh, bên cạnh đó khâu vệ sinh chuồng trại là vấn đề then chốt, chuồng trại cần vệ sinh sạch sẽ, chuồng phải thoáng mát về mùa hè, phải ấm về mùa đông. Đặc biệt không cho người lạ vào xem chuồng trại, kể cả người mua chỉ cho xem bằng hình ảnh đồng ý thì bắt, khi bắt cũng không cho vào chuồng mà gia đình xẽ lùa lợn ra ngoài cách xa khu chăn nuôi mới cho bắt, vì những người đi bắt lợn họ đi qua rất nhiều nơi, từ quần áo đồ bảo hộ của họ có thể mang theo vi rút từ đó xẽ lây ra đàn lợn của mình. Do thực hiện tốt việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, cách ly người lạ lên trong những năm qua gia đình ông không bị dịch bệnh xâm nhập, bảo đảm duy trì được đàn lợn, hàng tháng gia đình đều có lợn xuất bán như vậy lúc rẻ bù khi đắt đều có thu nhập ổn định. Tận dụng chất thải chăn nuôi ông đầu tư xây 2 bể bi ô ga vừa lấy ga làm chất đốt vừa bảo đảm môi trường sạch sẽ. Chất thải từ hầm khí Biogasđược gia đình ông sử dụng làm phân bón chăm sóc cho vườn cây ăn quả do đủ phân bón vườn bưởi cho quả to, vị ăn ngon thơm hơn bón bằng phân hóa học, tận dụng không gian trong vườn cây ông trồng làm nhiều tầng xen canh cứ một cách gốc bưởi ông trồng xen một cây chanh tứ mùa cho thu hoạch quanh năm, dưới gốc chanh và những chỗ bưởi chưa khép tán ông trồng cà chua vừa đỡ phải làm cỏ cho cây vừa làm cho đất mát và tơi xốp đồng thời cũng cho một phần thu nhập đáng kể.

Qua đây ông thiết nghĩ làm giàu không khó, với hai bàn tay có sức lao động cùng sự quyết tâm, kiên trì vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm đầu tư đúng hướng thì mọi việc xẽ thành công.

Nhằm chí sẻ khó khăn trong thời gian qua bản thân gia đình ông đã hỗ trợ và giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho19 hộ gia đình để cùng nhau phát triển sản xuất. Cách giúp đỡ bằng hỗ trợ cung ứng thức ăn cho trả chậm, kỹ thuật chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, hướng dẫn tiêm và thời điểm tiêm phòng các loại vắc xim phòng bệnh.  Kết quả điển hình năm 2017 ông giúp đỡ 02 hộ gia đình thoát nghèo, cận nghèo là hộ gia đình Nguyễn Huy Công thoát cận nghèo, Nguyễn Huy Thảo thoát nghèo.

Trong tổ chức sản xuất gia đình tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, thu nhập của mỗi lao động bình quân là 5,5 triệu đồng/ tháng, tạo việc làm theo thời vụ cho 10 lao động, việc đóng góp xây dựng nông thôn mới được gia đình chú trọng, hàng năm thôn, xóm phát động gia đình đều tham gia đóng góp đầy đủ và ủng hộ thêm trên 12 triệu đồng để xây dựng các công trình phúc lợi….Ngoài ra bản thân ông còn tham gia các công tác xã hội khác ở địa phươngtham gia khởi lập HTX chăn nuôi thống nhất xã Phong Niên HTX có 19 thành viên tham gia đồng thời bản thân ông được xã viên HTX bầu giữ chức vụ Phó giám đốc phụ trách sản xuất của HTX.

Qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất gia đình đã tự tin vào khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cụ thể việc tiêm phòng cho lợn từng loại vắc xin khi tiêm phải theo chế độ của độ tuổi của lợn để tiến hành đi đôi với thời gian là liều lượng cũng là một vấn đề cần thiết. Việc chăm sóc cây ăn quả muốn cho quả ngon ngọt yếu tố hàng đầu yêu cầu cần đủ chất, qua nghiên cứu thổ nhưỡng đất chua, lại nghèo can xi lên gia đình phải đặt can xi từ dưới quê Bình Lục - Hà Nam lên để chăm sóc cho cây, từ đó chất lượng quả bưởi được nâng lên và cho mùi vị đậm đà đặc trưng riêng so với vị quả của gia đình khác. Đến nayTổng thu nhập bình quân hàng năm của gia đình 1,4 tỷ đồng/năm, trong đó: Thu từ trồng trọt 250.000.000 đồng; thu từ chăn nuôi 1.150.000.000 đồng và thu từ ngành nghề khác ….. Bình quân thu nhập khẩu/ tháng 29,1 triệu đồng/người/tháng.

Với thành công ban đầu như trên, trong thời gian tới gia đình có kế hoạch mở thêm 01 trang trại mới với mô hình nuôi lợn, trồng cây ăn quả và cây dược liệu, đồng thời chuyển thêm chăn nuôi cá để tận dụng nguồn thức ăn là phân lợn. Hiện nay ông cũng đã lựa chọn và mua được khu đất hợp lý và đang san gạt mặt bằng để tiến hành xây dựng khu trang trại mới.Ông mạnh dạn đề nghị Hội Nông dân các cấp cho đi học hỏi tham quan các mô hình kinh tế mới có hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tốt tại các địa phương, tạo điều kiện cho vay và tiếp cận các nguồn vốn vay có tính dài hạn hơn để nông dân yên tâm sản xuất.