00:00 Số lượt truy cập: 2677172

Thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ cao vào nuôi tôm 

Được đăng : 25/04/2023

tom1

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Về thăm xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Trehỏi thăm gia đình Ông Đặng Văn Bảy ai cũng biết về  nông dân chăm chỉ làm ăn giờ thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ cao vào nuôi tôm. Cách đây vài năm gia dình ông Bảy chỉ là hộ gia đình thuần nông. Ông làm đủ mọi việc để kiếm sống, nhưng cuộc sống vẫn không khá lên được là bao. Ông luôn mong muốn một ngày nào đó sẽ tìm ra hướng làm ăn mới để thay đổi cuộc sống gia đình. Nhận thấy tiềm năng và lợi thế của Thạnh Phú là biển. Không chỉ vươn khơi, bám biển mà còn tận dụng được vùng đầm, bãi để nuôi trồng thủy sản cộng với việc ứng dụng chế phẩm sinh học semi biofloc – động vật phù du, giun nhỏ… có giá trị dinh dưỡng cao làm thức ăn cho tôm, một loại hạt phức hợp đa dạng của vi khuẩn, tảo, mùn xác hữu cơ, đã giúp giảm tới 30% lượng thức ăn trong ao nuôi, duy trì chất lượng môi trường nước tốt, đảm bảo cho tôm sinh sống, hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Nhiều thời gian ông nghiên cứu trên mạng, báo đài và tham gia các lớp tập huấn do hội nông dân tổ chức về mô hình nuôi tôm. Sau khi có vốn kiến thức về nuôi tôm, ông quyết định đầu tư, lập nghiệp tại quê hương, ông nghĩ mình vùng biển sẽ thích hợp với Tôm . Thời điểm đó, nơi đây chỉ là vùng cắt trắng, chỉ có lác đác vài hộ gia đình nuôi trồng thủy sản. Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã quyết định đánh liều đầu tư vào nuôi tôm, để có tiền đầu tư cho mô hình nuôi tôm mới ông đã mạnh dạn đi vay vốn để đầu tư nuôi tôm trong bể nổi trên vùng đất cát. Ông Bén duyên cùng con tôm ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, ban đầu, nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất thuận, chật vật tìm thị trường, cùng với đó là kinh nghiệm nuôi tôm cũng chưa nhiều nên tôm bị chết với số lượng lớn.

 Không nản lòng trước khó khăn, với quyết tâm và tình yêu với con tôm, ông không chịu khuất phục. Sau nhiều lần tham quan, học hỏi kinh nghiệm, cuối năm 2017, ông Bảy gom hết vốn liếng để đầu tư, xây dựng bể nổi và hệ thống xử lý nước thải theo quy trình biofloc để nuôi tôm siêu thâm canh. Trời không phụ công ông , năm đó mẻ tôm trúng lớn được cả mùa lẫn giá. Với quyết tâm làm giàu từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, anh Bảy đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tham quan những mô hình nuôi tôm chuyên canh công nghệ cao ở Bạc Liêu, Cà Mau,… với số vốn tích lũy được anh Bảy đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi theo hướng áp dụng công nghệ cao (mô hình nuôi tôm trong nhà kín; mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn theo hệ thống tuần hoàn khép kín). Anh Bảy chia sẻ, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao đòi hỏi người nuôi phải có nhiều vốn, nắm chắc kỹ thuật nuôi, đội ngũ nhân công tin cậy, phải kết nối được đầu ra tôm thương phẩm, có được các điều kiện đó thì người nuôi chắc chắn sẽ có lợi nhuận cao. Với 15 ha, 200 triệu đồng từ khi khởi nghiệp, đến nay anh Bảy đã mở rộng diện tích nuôi lên đến 50 ha, trong đó có 25 ha chuyên dụng cho 40 ao nuôi theo mô hình tuần hoàn khép kín, sản lượng tôm thương phẩm đạt bình quân từ 15 đến 17 tấn/ha, trọng lượng 15 con/kg với giá bán từ 200.000 đến 250.000đ/kg, tổng sản lượng đạt 400 tấn/năm, tổng doanh thu mỗi năm từ 80 đến 100 tỷ đồng, lợi nhuận trên 25 tỷ đồng/năm. Hiện tại anh Bảy đã giải quyết việc làm cho trên 60 lao động thường xuyên, mức thu nhập hàng năm từ 80 đến 100 triệu đồng/lao động/năm.

Nhớ lại điều kiện hoàn cảnh trước đây, ông Bẩy chia sẻ:  Không nghĩ rằng mình có cuộc sống khá giả như ngày hôm nay. Để ứng dụng quy trình nuôi tôm trong bể nổi, người nuôi phải tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Chọn con giống sạch bệnh, chất lượng, ươm trong bể từ 20 – 30 ngày cho đạt kích cỡ đồng đều thì mới thả ra ao nuôi. Trong quá trình nuôi, chất thải rắn từ ao phải được lắng lọc kỹ, thu gom thường xuyên – đây là một trong những yếu tố quan trọng để mang lại sự thành công lâu dài cho mô hình này. thời tiết thuận lợi, giá bán ổn định khoảng 175.000 đồng/kg (loại 30 con/kg), năm 2020 đạt sản lượng 400 tấn tôm, ông thu lãi gần 25 tỷ đồng. Từ hiệu quả của mô hình, ông Bảy đã chia sẻ kinh nghiệm và giúp nhiều nông dân trong xã thành công với con tôm. Ông luôn giúp đỡ bà con về con giống, kỹ thuật, đóng góp tiền ủng hộ an sinh, môi trường và các quỹ từ thiện. Hàng năm ông đóng góp phúc lợi cho xã hội 1 tỷ đồng. Bản thân ông luôn mong muốn tìm ra cách nuôi mới giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất. Đồng thời sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận và trên hết là không gây ô nhiễm môi trường. Thành tích của ông đã được các cấp Hội tặng nhiều bằng khen. Năm 2017 đạt danh hiệu “ Nông dân Bến Tre xuất sắc. Chứng nhận mô hình CPF – Combine “ Đạt kỷ lục thu hoạch tôm đạt kích cỡ lớn năm 2020”. Bằng khen QQĐ số 2877/QĐ – UBND “ đã tích cực ủng hộ vật chất cho các từ thiện xã hội tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”. Bên cạnh việc tích cực tham gia phát triển kinh tế, ông Bảy cũng là tấm gương điển hình trong các phong trào nhân đạo từ thiện ở địa phương. Hàng năm gia đình ông đã đóng góp trên 100 triệu đồng và hàng trăm phần quà cho người dân nghèo trên địa bàn. Anh còn thường xuyên tư vấn, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cho những nông dân có chung ý tưởng khởi nghiệp từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng chuyên canh.

Với sự nỗ lực của bản thân, nhiều năm liền ông Bảy được bầu chọn và đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, cấp Trung ương, đặc biệt năm 2021 anh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021”, trong tháng 9 năm 2022 ông Đặng Văn Bảy vinh dự được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen với thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2017 -2022.

 

                                                                                              Trung Hiếu