Gần 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng có nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng chuồng trại để nuôi heo, gà gia công cho Công ty Chăn nuôi CP. Qua thực tế, việc chăn nuôi gia công vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa an toàn dịch bệnh…
Xã Hương Sơn (Lạng Giang-Bắc Giang) có hơn 3 nghìn hộ dân sinh sống, trong đó hơn 50% là dân tộc ít người. Những năm trước đây, nông dân địa phương chỉ cấy lúa, trồng khoai lang nên đời sống gặp nhiều khó khăn
Nhờ sự cần cù và sáng tạo, nhiều nông dân ở vùng đất biển tỉnh Bến Tre đã thành công với mô hình trồng thanh long. Ông Nguyễn Văn Trê ở ấp Giồng Lớn, xã An Hiệp, huyện Ba Tri là một trong những nông dân tri điền có 8 công đất trồng thanh long phát triển tươi tốt và thu nhập mỗi năm hơn 50 triệu đồng…
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và Khuyến nông quốc gia, Trung tâm khuyến nông tỉnh Ðác Nông đã triển khai 120,4 ha mô hình trồng tre lấy măng tại các địa phương trong tỉnh với 338 hộ nông dân tham gia, chủ yếu là hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Những năm trước, người trồng vải Bắc Giang luôn lo lắng khi giá liên tục giảm. Thế nhưng năm nay, khi vải thiều được giá, họ lại tiếc nuối vì không đủ hàng để bán bởi vụ này năng suất, sản lượng thấp. Quy luật mất mùa, được giá một lần nữa khiến nông dân lao đao.
Cá Chiên là loài cá hoang dã quý hiếm, thịt thơm ngon có giá thành cao và là loại đặc sản trên thị trường . Nhưng hiện nay loài cá này đã bị khai thác quá mức nên số lượng cá Chiên tại các sông suối ngày càng cạn kiệt. Vì vậy nuôi cá Chiên không những mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần bảo vệ một loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó mô hình nuôi thử nghiệm cá Chiên lồng với sự hỗ trợ kinh phí của Phần Lan đã được triển khai từ cuối năm 2005 tại xã Việt Lâm ( huyện Vị Xuyên) và xã Tân Thành ( huyện Bắc Quang) của tỉnh Hà Giang. Để mô hình đạt hiệu quả các hộ đã tổ chức thực hiện nghiêm túc từ địa điểm đặt lồng cá và kỹ thuật chăm sóc cũng như cho cá ăn. Từ hiệu quả của mô hình đã làm tăng thu nhập cho người dân, không những góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần bảo vệ một loài cá hoang dã quý hiếm của địa phương. Mặc dù được triển khai từ cuối năm 2005 nhưng do nguồn cá giống phải thu gom từ các hộ dân đánh bắt trên sông, suối nên sau gần 7 tháng mới đủ nguồn giống cung cấp cho các hộ nuôi. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy mỗi lồng cá có từ 100- 150 con, mỗi con đạt từ 1,3- 1.8 kg, tổng sản lượng trung bình đạt từ 190- 250 kg/lồng.
Vụ xuân năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông thị xã và các hợp tác xã: Ỷ La, Tràng Đà, Thái Long (thị xã Tuyên Quang) đưa vào gieo cấy thử nghiệm 3 loại giống lúa lai: Hoa ưu số 2, BIO 404 và B-TE1 với diện tích thử nghiệm 3,5 ha (giống B-TE1 là 2,9 ha, giống BIO 404 là 0,5 ha và Hoa ưu số 2 là 0,1 ha); có 37 hộ gia đình tham gia. Đây là những giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo ngon.
Sự bấp bênh của vải thìêu khiến người Thanh Hà (Hải Dương) không thể không nghĩ tới chuyện "phản bội" vải, nhưng bỏ hẳn không đành nên nhiều người cứ nay trồng, mai chặt vải và loay hoay tìm trồng loại cây khác.
Chúng tôi về Nghi Lộc (Nghệ An) sau vụ thu hoạch lạc, những xã vùng màu đồng đất còn để hoang, không khí trầm lắng trong nông thôn. Vào bất kỳ hộ nông dân nào cũng đều thấy lạc chất đầy sân, có hộ thì đã đóng bì, nhiều hộ chất thành đống to ở góc sân.
Từ tháng 9/2008, ông Trường đưa về thả nuôi tại trang trại của Cty TNHH Phú Lộc ở thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) 320 con rắn hổ mang, trong đó con lớn nhất nặng khoảng 250 gram, nhỏ nhất khoảng 100 gram.