Dù đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng khuyến cáo: Ăn thịt lợn được nấu chín kỹ không có khả năng gây bệnh cúm A/H1N1, nhưng hiện nay, người tiêu dùng vẫn không mặn mà với loại thực phẩm này, khiến nhiều chủ trang trại, người chăn nuôi gặp khó khăn.
Dự án ngân hàng bò của Hội Nông dân và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã và đang giúp hàng ngàn hộ nông dân trong tỉnh thoát nghèo.
Thông tin tiền chuyển nhượng chưa được tiết lộ; Viện CLT-CTP vẫn giữ quyền nhân giống T10 siêu nguyên chủng cung cấp cho DN mỗi vụ sản xuất.
Anh Hoàng Văn Hưng (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) nói vui: “Nếu giá cà chua giữ ở mức mười bảy ngàn đồng/ 1kg như dịp giáp Tết âm lịch thì chỉ sau vài vụ, nông dân chúng tôi sắm Mercedes hết”.
Bà con nông dân ở Tô Thuận, xã Núi Tô (Tri Tôn - An Giang) ai cũng hết lời khen ngợi anh Chau Sóc Kha, người Khmer bởi anh đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và nhanh chóng thoát nghèo.
Bây giờ, có dịp qua huyện Tam Nông (Đồng Tháp), chúng ta sẽ được nghe người dân nơi đây nói nhiều về chuyện làm ăn thông qua những mô hình sản xuất đạt doanh thu trên 50 triệu đồng/ha/năm, vừa khai thác tiềm năng đất đai, vừa nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Gặp chúng tôi trên ruộng lạc mô hình mà gia đình đang làm, bà Trương Thị Hoàn, xóm Hồng Thịnh, Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An phấn khởi cho biết: Nhà tui lần đầu tiên làm giống lạc TB 25 trên đất pha cát. Với diện tích gần 640 m2, theo hướng dẫn, tôi đầu tư 7 tạ phân chuồng và 50kg NPK 3-9-6, còn vài ba tuần nữa mới thu hoạch được nên chưa biết kết quả cuối cùng. Được cái giống lạc này tốt hơn hẳn so với giống L23 và L14 của các hộ xung quanh. Ruộng lạc nhà tui cũng ít sâu khoang, sâu xanh hơn của họ...
Hiện nay, nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do nông dân vẫn giữ thói quen canh tác các giống lúa có năng suất, kỹ thuật đơn giản nên việc sản xuất lúa chất lượng cao chưa được chú trọng. Mới đây, một doanh nghiệp ở Bình Định đã mạnh dạn hợp đồng với nông dân sản xuất lúa chất lượng cao, mang lại kết quả khả quan. Nhiều lợi thế
Những năm gần đây, nhà vườn xã Liên Mạc (Thanh Hà - Hải Dương) thực hiện chuyển đổi diện tích vải không hiệu quả sang trồng ổi cho thu nhập cao. Không những vậy, người dân còn thành công trong việc cho ổi ra quả trái vụ, hướng đến sản xuất giống ổi chất lượng cao.
Về công tác ở xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong những ngày giữa tháng 5, chúng tôi được bà con kể cho nghe nhiều chuyện làm giàu từ mô hình làm kinh tế VAC của anh Trần Đình Hà ở thôn Trụ Hạ. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông, nghèo khó thuộc xã Đồng Lạc, tuy mới 35 tuổi nhưng anh Hà đã từng trải qua rất nhiều công việc tìm kế mưu sinh. Mỗi vụ nông nhàn anh lại đi khắp nơi trong tỉnh để mua trâu về bán cho bà con nông dân trong và ngoài xã. Vất vả là vậy mà kinh tế gia đình anh vẫn không khấm khá lên được.