Suối Hoa - cái tên gợi nhớ đến một địa danh thuộc Tây Nguyên trong tác phẩm "Rừng Xà Nu" nhưng ở Đà Nẵng, nó lại là tên một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thuộc địa bàn thôn Phú Túc của xã Hoà Phú, huyện Hòa Vang. Chủ nhân cảu Suối Hoa - ông Nguyễn Phước Hùng, tuy thường trú tại phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ nhưng lại có “máu” làm du lịch sinh thái kết hợp với kinh tế trang trại.
Ông Trần Duy Tiền, tổ 2a, phường Phố Cò, T.X Sông Công nói vui với chúng tôi: Là hội viên Hội Nông dân, nhưng gia đình tôi không hề có ruộng đất. Song hằng năm gia đình tôi thu hoạch ổn định hơn 2 tấn lúa, gần 2 tấn thịt lợn hơi và hơn 1,5 tạ giun quế. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình tôi còn có hơn 50 triệu đồng tích luỹ.
Kon Chiêng (Mang Yang-Gia Lai) là xã vùng sâu vùng xa, thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nơi đây có diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, tuy nhiên rừng thuộc loại nghèo và thưa. Do trình độ dân trí thấp nên bà con chưa biết khai thác tiềm năng từ rừng.
Sau một thời gian trầm lắng, hiện nay, giá dê thịt ở huyện Chợ Lách tăng mạnh. Tuy nhiên, lúc dê tăng giá thì nhiều hộ chăn nuôi không còn gia súc để bán. Một hiện tượng đang xãy ra ở huyện Chợ Lách là người người đổ xô tìm mua con giống về nuôi. Điều này được những người có kinh nghiệm khuyến cáo là không nên để tránh thiệt hại đáng tiếc.
Gọi là gà H’mông vì chúng được đồng bào dân tộc H’mông, sinh sống ở vùng núi Tây Bắc như Lai Châu, Sơn La... nuôi để lấy thịt, trứng làm thức ăn hàng ngày.
Từ năm 2005, Nga An là một trong những đơn vị đi đầu của huyện Nga Sơn về triển khai mô hình lúa + cá + tôm. Đến nay, mô hình vẫn mang lại hiệu quả kinh tế tương đối ổn định.
Hươu, nai là loài động vật hoang dã nhưng nếu được con người thuần dưỡng sẽ trở thành vật nuôi hữu ích. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước phát triển mạnh nghề nuôi này. Tại Khánh Hòa, nghề nuôi hươu, nai tuy xuất hiện khá sớm nhưng đến nay vẫn chưa phát triển…
Ở ấp Phú Bình, xã An Bình, huyện Thoại Sơn (vùng tứ giác Long Xuyên, An Giang) có cánh đồng cho năng suất từ 7,6 tấn đến trên 11 tấn lúa/ha. Đó là cánh đồng @, tên gọi chỉ mô hình “ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới xây dựng mô hình lúa thâm canh tổng hợp”.
Những ngày đầu năm 2009, làng cá Đông Tác, Phú Đông (TP.Tuy Hoà - Phú Yên) được mùa bội thu. Góp phần làm nên niềm vui đó là chính sách hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân của Nhà nước. Từ nền tảng này, người dân làng cá có điều kiện nâng cấp, sắm sửa phương tiện đánh bắt, từ đó phát triển kinh tế gia đình.
Mô hình nuôi cá thác lác cườm hiện đang phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, đã giúp cho không ít hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Người thực hiện mô hình đầu tiên thành công là ông Nguyễn Minh Tâm ở xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.