00:00 Số lượt truy cập: 2678879
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Thu 2 triệu đồng/tháng từ vườn

Chưa đầy 2 năm xây dựng, trang trại của vợ chồng anh Phạm Nhơn ở cụm Phước Tường 2, phường Hoà Phát (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã cho thu nhập 1-2 triệu đồng/tháng.


“Có gan làm giàu”

Hai mươi năm trước, với mong ước tham gia phong trào trồng cây sinh địa – nguyên liệu làm thuốc bắc chỉ để đắp đổi qua ngày, nhưng rồi khi tích luỹ được lưng vốn kha khá, chị lại nuôi chí làm giàu để đến hôm nay mấy ai có được cơ ngơi như chị: Một trang trại trên 30.000 m2 mỗi năm thu lãi 600 triệu đồng.


Nhờ rau... mà giàu!

Có một làng mà ở đó "người người trồng màu, nhà nhà trồng màu" bất cứ mùa nào dù khô hạn hay lũ lụt, những cánh đồng rau màu vẫn lên xanh rì. Tại đây, hình thành hệ thống thương lái thu mua tại ruộng mang lên TP Hồ Chí Minh và các nơi tiêu thụ. Chưa hết, họ còn đưa rau màu đi… xuất ngoại. Rau màu "đẻ" ra nhà tường, xe máy...


Ông vua ếch và đường dây tư vấn

Người dân thôn Bắc Vọng, xã Bắc Phú (Sóc Sơn – Hà Nội) vẫn gọi ông là “vua ếch” bởi chỉ sau hơn một năm nuôi ếch (từ năm 2005) ông đã trở thành triệu phú của vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Nhưng tôi muốn viết về ông với tư cách là người “đam mê” ếch đến độ lập hẳn “đường dây tư vấn” cho những người cùng sở thích và có khát vọng làm giàu...


Ba mô hình kinh tế mới ở Hoà Phước

Những năm gần đây, ở xã Hoà Phước (Hoà Vang - Đà Nẵng) xuất hiện nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp và thiết thực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, có ba mô hình nổi bật là trồng nấm rơm, trồng hoa cúc và nuôi cá nước ngọt.


Hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm từ cây tre măng Bát độ trên đất Kiên Thành (Trấn Yên)

Chủ tịch UBND xã Kiên Thành - Hoàng Văn Luỹ say sưa kể lại những ngày đầu dự án trồng tre Bát độ lấy măng được triển khai tại xã. Những khó khăn của buổi đầu ấy khó mà nói hết, song điều quan trọng là giờ đây cây tre Bát độ đã trở nên quen thuộc với người dân trong xã, toàn xã có trên 717 hộ gia đình thì đã có trên 500 hộ trồng tre măng Bát độ. Kiên Thành cũng là địa phương được quy hoạch thành vùng trồng tre Bát độ lấy măng lớn nhất của huyện Trấn Yên (Yên Bái).


Phú Yên: Mô hình trồng thâm canh giống mía K84-200 - hướng thoát nghèo cho bà con dân tộc xã Eatrol

Xã Eatrol là một xã thuộc huyện miền núi Sông Hinh, người dân sống tại đây chủ yếu là người dân tộc Êđê, cuộc sống còn nghèo và khó khăn. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, khoảng 2.734 ha, nhưng do chưa có hệ thống thuỷ lợi nên bà con thường bỏ đất hoang hoá.


Một trang trại chăn nuôi gia cầm sạch đạt doanh thu gần 170 triệu đồng/năm

Nhờ phát triển chăn nuôi gia cầm theo quy trình an toàn dịch bệnh, trang trại của ông Đoàn Huy Quang, ở xã Nghĩa An, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) đạt doanh thu gần 170 triệu đồng/năm.


Tiền Giang: Trồng khoai môn cho hiệu quả gấp 5 lần trồng lúa

Nông dân xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đang áp dụng mô hình trồng khoai môn dưới chân ruộng ở vùng ngọt hóa cho hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.


Huyện Kỳ Sơn - Nghệ An - Trồng cỏ voi, nuôi bò hàng hoá

Năm 1996 cây thuốc phiện được xoá hoàn toàn tại Kỳ Sơn. Nhiều chương trình dự án đã tập trung vào việc tìm các loại cây, con giống vào trồng thay thế. Bản Phú Quạc II, xã Na Ngoi cũng vậy, bà con đã đưa nhiều loại con giống vật nuôi về nhưng đều không có hiệu quả.


<< < 183 184 185 186 187 > >>